|
Ảnh minh họa: V.Nhiên. |
Mục tiêu của Đề án: Tập trung nguồn lực để phát triển nhanh cao su tiểu điển, khuyến khích các hộ nghèo trong vùng quy hoạch phát triển cao su có điều kiện phát triển kinh tế gia đình theo hướng sản xuất hàng hóa, giảm nghèo một cách bền vững, phát triển kinh tế phát triển nhu cầu thị trường và định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh; phát triển nông nghiệp một cách bền vững; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển diện tích cao su theo Quy hoạch được duyệt.
Đối tượng được hỗ trợ là Hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới, có nhu cầu trồng cao su trong vùng quy hoạch, có từ 0,5-1 ha đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phù hợp với phát triển cây cao su.
Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ cây giống cao su bầu đặt hạt cho các hộ tham gia Đề án để trồng mới và trồng dặm theo định mức. Trong đó, cây giống trồng dặm được hỗ trợ ngay trong năm trồng mới; Hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chính cho các hộ tham gia đề án theo định mức trong năm trồng mới và ba năm đầu thời kỳ kiến thiết cơ bản cho các hộ tham gia đề án; Hỗ trợ tập huấn 03 lần cho các hộ tham gia đề án theo giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây cao su; Hỗ trợ hợp đồng cán bộ kỹ thuật (cấp tỉnh 03 cán bộ, cấp huyện 07 cán bộ); Hỗ trợ chi phí quản lý dự án (Hỗ trợ 8% chi phí quản lý dự án trên tổng chi phí hỗ trợ giống và phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chính cho Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).
Địa bàn thực hiện: Các địa phương trong vùng quy hoạch phát triển cao su bao gồm thành phố Kon Tum và các huyện Sa Thầy, Đăk Hà, Đăk Tô, Kon Rẫy, Ngọc Hồi và 3 xã phía Nam huyện Đăk Glei (xã Đăk Long, Đăk Môn và Đăk Kroong).
Thời gian thực hiện: Hỗ trợ trồng mới 05 năm, từ năm 2012-2016; Hỗ trợ chăm sóc 3 năm tiếp theo của thời kỳ kiến thiết cơ bản từ năm 2013-2019. Trong đó, năm 2012 chỉ thực hiện hỗ trợ trồng mới trên địa bàn các huyện Sa Thầy, Đăk Hà, Đăk Tô, Kon Rẫy, Ngọc Hồi và Đăk Glei. Riêng Thành phố Kon Tum thực hiện từ năm 2013.
Tổng kinh phí thực hiện: 253 tỷ 818,8 triệu đồng trong đó ngân sách tỉnh là 61 tỷ 655,2 triệu, ngân sách huyện và lồng ghép các chương trình, dự án 50 tỷ 821,4 triệu và dân đóng góp 141 tỷ 342,3 triệu.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND ngày 11/2/2009 của UBND tỉnh Kon Tum.
Thu Huyền (tổng hợp)