Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Phát triển cây cao su hộ gia đình ở xã Ngọc Wang (Đăk Hà). Phát triển cây cao su tiểu điền ở xã Đăk Hring (Đăk Hà).
Trong hai năm trở lại đây, từ nguồn vốn Unicef hỗ trợ, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) đã dành nhiều thời gian cho công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn để xây dựng khung hướng dẫn, cung cấp các điều kiện cần thiết giúp các địa phương và đơn vị triển khai thực hiện công tác theo dõi - đánh giá chất lượng NS&VSMTNT một cách chính xác. Kiểm tra, giám sát công trình cấp nước sạch nông thôn.
Trong tháng 1, ước tính sản lượng, sản phẩm ngành thủy sản được khai thác trên địa bàn tỉnh Kon Tum đạt 123 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Nuôi cá tầm ở Măng Đen, Kon Plông.
Ước tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tháng 1 đạt 6.202 ngàn USD, bằng 52,47% so với tháng trước. Chủ yếu là kinh tế tư nhân thực hiện xuất khẩu. Sản phẩm chủ yếu: Sắn lát khô 15.000 tấn; Mủ cao su thô 500 tấn; Cao su tổng hợp 100 tấn; Tinh bột sắn 1.000 tấn; Cà phê nhân 19,2 tấn. Nông dân huyện Đăk Hà đang phơi cà phê.
Hiện nay, nghề chăn nuôi ở thành phố Kon Tum trên đà tăng trưởng khá, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống cho bà con nông dân. Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm đang gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe của cộng đồng. Vậy đâu là giải pháp hữu hiệu để giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi? Nghề chăn nuôi đang phát triển mạnh ở các hộ nông dân. Làm hầm biogas có lợi về kinh tế và giảm ô nhiễm môi trường.
Tháng 1, ước thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý đạt khoảng 92 tỷ 580 triệu đồng. Đường Trần Hưng Đạo, TP. Kon Tum.
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 1 năm 2012 theo giá cố định 1994 ước tính đạt 93 tỷ 076 triệu đồng, bằng 70 % so tháng trước và bằng 80,19 % so cùng kỳ năm trước là do năm nay Tết Nguyên đán vào tháng 1, các cơ sở sản xuất tạm nghỉ một thời gian để đón Tết nên sản phẩm sản xuất giảm. Chế biến gỗ tại Công ty TNHH Công Danh (KCN Hòa Bình, TP. Kon Tum).
Tổng mức hàng hóa bán lẻ, doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước tính tháng 1-2012 đạt 486 tỷ 631 triệu đồng, tăng 5,06% so với tháng 12-2011; trong đó: cơ sở sản xuất trực tiếp bán lẻ ước tính đạt 1 tỷ 080 triệu đồng. Ảnh minh họa: D.Nương.
Anh Nguyễn Văn Thắm bên vườn cao su tiểu điền đã đi vào khai thác. Nhộn nhịp thu mua mủ cao su.
Ảnh minh họa: V.Phương.
Tính đến ngày 15/1/2012, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông xuân 2011-2012 toàn tỉnh đạt 7.953 ha, tăng 77 ha so cùng kỳ vụ Đông xuân 2010-2011. Trong đó cây lương thực có hạt diện tích: 5.768 ha, tăng 82 ha; rau, đậu các loại diện tích 804 ha, bằng 99,3%; cây công nghiệp hàng năm diện tích 1.369 ha, bằng 99,6% so cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa: N.Đang.
Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, góp phần quan trọng trong việc xây dựng tỉnh ta cơ bản thoát nghèo vào năm 2015, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh việc triển khai xây dựng NTM… Cổng làng vào xã nông thôn mới Hà Mòn. Một góc giao thông NTM xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà. Nông dân xã Gia Chiêm (thành phố Kon Tum) cải tạo vườn tạp, trồng sầu riêng hạt lép có giá trị kinh tế cao.
Năm 2011, Tu Mơ Rông cũng không thoát khỏi vòng xoáy khó khăn của nền kinh tế, các mặt hàng nông sản xuống giá, trong khi đó hậu quả của thiên tai 2 năm trước vẫn còn khá nặng nề... nhưng Đảng bộ, chính quyền Tu Mơ Rông đã đoàn kết, tự lực, tự cường vượt qua khó khăn, với sự cần cù, sự kiên cường của mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Với nghị lực và sự quyết tâm, ngay trong năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội các cấp, Tu Mơ Rông đã có những thành công bước đầu đáng khen ngợi. Trung tâm huyện Tu Mơ Rông.
Trong những ngày đầu năm Nhâm Thìn 2012, cùng với việc tổ chức, chăm lo các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên ăn tết vui vẻ, an toàn, tiết kiệm thì ngày từ những ngày đầu năm mới nhiều đơn vị đã sôi nổi tổ chức ra quân đầu năm với quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà đơn vị đặt ra trong năm 2012. Công nhân Nông trường cao su Ia Chim ra quân đầu năm.
Còn hơn 300 ngày nữa là đến ngày kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913 - 9/2/2013). Thời gian tưởng như còn dài, thế nhưng, Tết Nhâm Thìn-2012 này chính là những ngày Xuân khởi đầu của năm kỷ niệm Kon Tum-100 tuổi, bởi ngày 9/2 trọng đại ấy là ngày của năm Âm lịch Nhâm Thìn (ngày 9 tháng 2 năm 2013 là ngày 29 tháng 12 Âm lịch-ngày Bính Ngọ, tháng Quí Sửu, năm Nhâm Thìn). Bởi vậy, năm Nhâm Thìn-2012 này mới là năm có tính bước ngoặt, hết sức quan trọng cho mọi việc, mọi điều… phải làm để kỷ niệm Kon Tum tròn 100 năm tuổi. Bến sông Đăk Bla năm 1932 - Ảnh tư liệu. Đường Hồ Chí Minh qua huyện Đăk Glei - Ảnh: N.Đang. Hoàng hôn trên sông Đăk Bla - Ảnh: N.Đang. Vòng xoang ngày hội - Ảnh: Minh Đức. Mừng nhà Rông mới KonKlor-TP Kon Tum - Ảnh: D.Nương. Cầu treo trên sông Đăk Bla - Ảnh: N.Đang.
Hàng năm, cứ vào khoảng cuối tháng 11, khi nắng vàng óng ả trải dài trên các sườn đồi, là lúc quả cà phê chín chuyền từ màu đỏ hồng sang màu bồ quân, người dân ở vùng chuyên canh cà phê Đăk Hà lại nô nức vào vụ thu hoạch… Cà phê Đăk Hà tham gia tại Hội chợ Thương mại biên giới-Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Đông-Tây tỉnh Kon Tum. Cà phê Đăk Hà.
Huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum là một trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước, với khoảng 60% là số hộ nghèo, là một trong 3 vùng được tỉnh Kon Tum xác định là vùng kinh tế động lực (Vùng kinh tế động lực thành phố Kon Tum gắn với khu công nghiệp Hòa Bình, Sao Mai; vùng kinh tế động lực Ngọc Hồi gắn với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y và vùng kinh tế động lực Kon Plông gắn với Khu du lịch sinh thái Măng Đen) nên tỉnh Kon Tum đang tập trong mọi điều kiện để “đánh thức” nơi này. Hy vọng, trong tương lai, huyện Kon Plông sẽ tỏa sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Vườn hoa thực nghiệm. Các ngôi biệt thự đã và đang xây dựng.
Người Ba Na có khoảng 50.000 dân, cư trú tập trung ở TP Kon Tum và một phần ở các huyện Đăk Hà, Kon Rẫy, Sa Thầy. Người Ba Na là một trong những cư dân sinh sống lâu đời ở Kon Tum với một nền văn hóa độc đáo. Họ là tộc người có dân số đông thứ 2 trong số các tộc người bản địa ở Kon Tum (sau tộc người Xơ Đăng); có vị trí quan trọng trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội ở Bắc Tây Nguyên. Với người Ba Na, lễ hội truyền thống quan trọng nhất trong năm là Lễ mừng lúa mới. Tuy nhiên hiện nay, Tết Nguyên đán cũng đã trở nên rất quen thuộc với đồng bào. Những ngày này, đi đâu cũng bắt gặp không khí náo nức chuẩn bị Tết Nhâm Thìn 2012. Các món ăn ngày Tết. Nướng cơm ống.
Nhà rông làng Khúc Loong, xã Rơ Kơi (Sa Thầy). Trâu và dê được chọn làm vật hiến tế. Chuẩn bị ống lồ ô để nấu thịt và cơm lam.
Nhà rông làng Khúc Loong, xã Rơ Kơi (Sa Thầy). Trâu và dê được chọn làm vật hiến tế. Chuẩn bị ống lồ ô để nấu thịt và cơm lam.