• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bắn rơi F-111A bằng súng phòng không

(Chinhphu.vn)-Chỉ với những khẩu súng máy cao xạ 14,5mm nhưng lực lượng tự vệ Nhà máy cơ khí Lương Yên, Nhà máy cơ khí Mai Động, Nhà máy gỗ Hà Nội, đã bắn rơi 1 máy bay chiến đấu hiện đại F-111A của Mỹ, góp phần vào chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không" 40 năm trước.

28/12/2012 14:22

Bà Phạm Thị Viễn

Kể về những ngày tháng bom Mỹ cày xới Hà Nội 40 năm trước, bà Phạm Thị Viễn, nữ pháo thủ của Trung đội tự vệ Nhà máy cơ khí Mai Động, Hà Nội, nhiều lần nghẹn lời khi nhớ lại những người thân bị bom Mỹ sát hại.

Năm 1967, mẹ của bà Viễn đã thiệt mạng trong một đợt ném bom của máy bay Mỹ. Còn trong những ngày liên tục trực chiến tại trận địa phòng không những ngày cuối năm 1972, bà Viễn lại đón nhận tin dữ, đêm 26/12, bom B52 đã dội trúng hầm và giết hại 2 người anh họ và bố của bà Viễn.

Trong đau thương, mất mát, bà Viễn và đồng đội càng nung nấu quyết tâm chiến đấu và cùng quân và dân Thủ đô Hà Nội làm nên chiến thắng lịch sử “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”.

Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, bên cạnh những đợt ném bom rải thảm bằng máy bay B52, không quân Mỹ còn sử dụng máy bay F-111A bay rất thấp, liên tục đột nhập vùng trời Hà Nội để đánh phá.

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội khi ấy đã kịp thời điều chỉnh lực lượng, triển khai đội hình, trận địa hợp lý, tổ chức và trực tiếp chỉ huy một liên đội tự vệ với 5 súng máy cao xạ 14,5mm. Các chiến sỹ trong biên chế gồm 3 trung đội tự vệ của Nhà máy gỗ Hà Nội, Nhà máy cơ khí Mai Động và Nhà máy cơ khí Lương Yên.

14 giờ chiều ngày 22/12, bà Viễn và đồng đội nhận lệnh trực chiến tại trận địa Vân Đồn (ngoài bãi sông Hồng, Hà Nội). Đến 21 giờ 30 phút thì còi báo động nổi lên, một tốp F-111A xuất hiện, bay thấp, dọctheo  sông Hồng. Đến cự ly thích hợp, chỉ huy trận địa hô: “Một điểm xạ ngắn, bắn!”, cả 5 khẩu súng máy đồng loạt phát hỏa.

“Tôi ở vị trí pháo thủ số 1 nhìn thấy rất rõ chiếc máy bay trúng đạn, phần đuôi của nó lóe sáng. Đấy là chiến công đầu tiên của đơn vị chúng tôi mà cũng vào ngày 22/12 nên chúng tôi không bao giờ quên được”, bà Viễn nhớ lại.

Sáng hôm sau (23/12), cấp trên thông báo trận địa Vân Đồn đã bắn rơi chiếc F111A (chiếc may bay này rơi tại Lương Sơn, Hòa Bình, du kích địa phương bắt sống được hai phi công Mỹ).

Cũng trong ngày hôm đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Trân và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Duy Hưng đã tới thăm các chiến sỹ dân quân tự vệ trận địa Vân Đồn đồng thời khen ngợi: “Các đồng chí chiến đấu rất dũng cảm. Đó là niềm tự hào đối với dân quân Hà Nội”.

Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã tới thăm anh chị em và tặng lẵng hoa cho các tự vệ ngay tại trận địa.

Việt Hà-Bảo Minh (ghi)