• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bán rượu bia theo hình thức thương mại điện tử, DN cần lưu ý gì?

(Chinhphu.vn) – Bà Lê Thị Hoài Thu (Hà Nội) đang làm việc tại công ty cổ phần có 100% vốn Việt Nam và hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Công ty bà có phát triển một ứng dụng thương mại điện tử và đã được Cục Thương mại điện tử và kinh tế số xác nhận đăng ký cung cấp dịch vụ sàn thương mại điện tử và khuyến mại trực tuyến

04/10/2021 07:02

Hiện, Công ty bà Thu có nhu cầu bán các sản phẩm rượu (bao gồm cả rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên) trên ứng dụng thương mại điện tử, liên quan đến việc kinh doanh này bà Thu có một số thắc mắc như sau:

Căn cứ theo các quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực công thương, cụ thể là Luật Phòng chống tác hại rượu bia 2019, Nghị định số 24/2020/NĐ-CP; Điều 17 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP (bãi bỏ quy định cấm bán rượu bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet), Công ty bà hiểu rằng, các thương nhân, tổ chức có thể kinh doanh các sản phẩm rượu, bao gồm cả rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên thông qua hình thức thương mại điện tử nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan khi thực hiện kinh doanh.

Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 quy định rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo và Khoản 1 Điều 2 Luật quảng cáo định nghĩa quảng cáo là “việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”.

Trong khi việc kinh doanh trên thương mại điện tử phải gắn liền với việc đăng tải hình ảnh, đưa thông tin, giới thiệu sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của Điều 30 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Do đó, việc này có thể bị xem là quảng cáo nếu chiếu theo định nghĩa về quảng cáo theo Luật Quảng cáo và dẫn đến không thể kinh doanh rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên thông qua hình thức thương mại điện tử.

Trên cơ sở pháp luật chuyên ngành sẽ được ưu tiên áp dụng, theo Công ty bà hiểu việc đăng tải hình ảnh, đưa thông tin, giới thiệu sản phẩm trên website, ứng dụng thương mại điện tử là hoạt động thương mại điện tử, không bị xem là hoạt động quảng cáo.

Vì vậy, thương nhân vẫn có quyền đăng tải hình ảnh, giới thiệu thông tin sản phẩm là rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên trên website, ứng dụng thương mại điện tử để bán hàng.

Đối với hoạt động thương mại điện tử nói chung, việc bán hàng được thực hiện trên website hoặc ứng dụng di động và được giao hàng cho khách hàng trên mọi địa điểm tại Việt Nam.

Do vậy, đối với sản phẩm rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên, khi pháp luật cho phép được kinh doanh sản phẩm này thông qua hoạt động thương mại điện tử thì Công ty bà hiểu là có thể giao hàng cho khách hàng tại mọi địa điểm mà khách hàng lựa chọn miễn là đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6 Nghị định số 24/2020/NĐ-CP về việc ngăn chặn người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin sản phẩm.

Bà Thu đề nghị cơ quan chức năng hỗ trợ, xem xét và xác nhận về cách hiểu các quy định nêu trên để Công ty bà có thể thực hiện việc kinh doanh đúng quy định pháp luật.

Bộ Công Thương trả lời vấn đề này như sau:

Các thương nhân đã được cấp Giấy phép bán lẻ rượu được phép thông qua các website, ứng dụng thương mại điện tử để bán lẻ các sản phẩm rượu.

Về địa điểm giao hàng theo quy định tại Khoản 1, Điều 35 Luật Thương mại: “Bên bán có nghĩa vụ giao đúng địa điểm đã thỏa thuận”.

Khi bán rượu bia theo hình thức thương mại điện tử, doanh nghiệp cần lưu ý như sau:

Các thương nhân bán lẻ rượu qua website, ứng dụng thương mại điện tử cần tuân thủ các quy định tại:: Điều 16 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14 về điều kiện bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử; Nghị định số 24/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh rượu, bia; Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử.

Về nguồn gốc sản phẩm rượu: Bà lưu ý chỉ đăng bán sản phẩm rượu có nguồn gốc hợp pháp theo quy định ghi trong giấy phép bán lẻ rượu. Đối với các sản phẩm rượu trưng bày, giới thiệu trên website, ứng dụng là các sản phẩm trên 15 độ cồn cần đáp ứng các quy định dưới đây:

Về nhãn hàng hóa theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa (mục 7 Phụ lục I);

Mô tả sản phẩm dưới dạng tài liệu về hàng hóa, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng trong hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 117, Điều 120, Điều 121) Luật Thương mại 2005;

Phù hợp với quy định về cung cấp thông tin hàng hóa, dịch vụ tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử;

Phù hợp với quy định về giảm tính dễ tiếp cận của rượu, bia tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Chinhphu.vn