• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Báo cáo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

(Chinhphu.vn) - Trong tháng 7/2012, các Bộ, ngành và Tập đoàn Điện lực Việt Nam gửi báo cáo cụ thể về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch đào tạo chung.

04/06/2012 17:01

Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý việc thực hiện kế hoạch đào tạo nói trên sau khi được phê duyệt.

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Thông báo số 200/TB-VPCP.

Phó Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở nhu cầu chung, xây dựng kế hoạch đào tạo, phân công việc tổ chức triển khai theo nhu cầu, lĩnh vực đối với từng Bộ, ngành trong tháng 8/2012. Đồng thời, lập kế hoạch nâng cấp các cơ sở đào tạo đã được phân công trong Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử".

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Nội vụ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho người được cử đi đào tạo, người làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử bao gồm cả chính sách thu hút đối với các chuyên gia có trình độ cao, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7/2012.

Mục tiêu cụ thể của Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử" đặt ra đến năm 2015 quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trung tâm đào tạo chuyên ngành phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Trong thời gian đầu sẽ tập trung cho 5 trường ĐH: ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM), ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Lạt, ĐH Điện lực và Trung tâm đào tạo hạt nhân tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ).

Phương Hiển

Tin liên quan:

> Sẽ xây dựng 4 viện ứng dụng bức xạ

> Ưu tiên đào tạo nhân lực lĩnh vực năng lượng nguyên tử

> Thành lập BCĐ về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

> Đến năm 2020, cần đào tạo 2.400 kỹ sư chuyên ngành điện hạt nhân