• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Báo cáo về chính sách dân số, lao động và gia đình

(Chinhphu.vn) - Để có thêm căn cứ hoạch định chính sách về dân số và gia đình, một nền tảng quan trọng để phát triển bền vững, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu 4 Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch chuẩn bị báo cáo về chính sách dân số, lao động và gia đình.

29/05/2012 20:11

Làm rõ tác động của chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình và các chính sách có tác động đến dân số, lao động và gia đình - Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng lưu ý trong báo cáo các Bộ cần phân tích kỹ về sự biến đổi dân số và số người trong độ tuổi lao động từ năm 1980 đến nay và dự báo đến năm 2050, trong đó, làm rõ tác động của chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình và các chính sách có tác động đến dân số, lao động và gia đình (như chính sách hỗ trợ trẻ em đi học, nhà ở cho người có gia đình, việc quy định tuổi về hưu...), đến việc hình thành lực lượng lao động của đất nước.

Báo cáo cũng cần đề xuất các giải pháp để đạt mục tiêu Việt Nam có được cơ cấu dân số "vàng" và gần "vàng" (hai người lao động nuôi một người phụ thuộc: trẻ em, người về hưu), đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững đến năm 2050.

Các Bộ cần huy động các đơn vị thuộc Bộ (như Vụ, Cục, Viện nghiên cứu), các chuyên gia để đánh giá sát quá trình thay đổi dân số, người lao động ở nước ta và kiến nghị các giải pháp đồng bộ, dài hạn, đủ mạnh để Việt Nam có quy mô và cơ cấu dân số đảm bảo phát triển bền vững đến năm 2050.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, trong báo cáo cần giới thiệu hiện trạng, vấn đề và bài học thành công và không thành công trong chính sách dân số, đảm bảo lao động và gia đình phát triển bền vững ở một số nước tiêu biểu (như Phần Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,...).

Phương Hiển