• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bảo tồn Hoàng thành Thăng Long: Không làm nhỏ lẻ

(Chinhphu.vn) - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội khẳng định Hà Nội đã chuẩn bị sẵn nguồn vốn cho dự án quan trọng này, phấn đấu đến năm 2020, Hoàng thành Thăng Long cơ bản được đầu tư bảo tồn.

18/01/2017 09:27
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội.

Ngày 17/1  Hội đồng Tư vấn khoa học nghiên cứu bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và bàn bạc nhiệm vụ năm 2017.

Năm 2017, Hội đồng sẽ tiếp tục tập trung vào công tác tư vấn trong việc thực hiện những cam kết của Thủ tướng Chính phủ với UNESCO đối với di sản Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội, trong đó chú trọng công tác nhất thể hóa quản lý khu di sản và tư vấn nội dung Báo cáo theo yêu cầu của Trung tâm Di sản Thế giới (Báo cáo 6 năm về việc áp dụng Công ước Di sản thế giới).

Đặc biệt, Hội đồng sẽ triển khai các hoạt động để tư vấn các đề án nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị khu di sản Hoàng thành Thăng Long và khu di tích Cổ Loa như: Đề án nghiên cứu phương án khôi phục không gian điện Kính Thiên; đề cương nhiệm vụ nghiên cứu, thể nghiệm tổ chức lễ hội Đèn Quảng Chiếu; các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, tổ chức trưng bày chuyên đề, triển lãm... và các hoạt động văn hóa phi vật thể như thể nghiệm tổ chức các lễ hội, các nghi lễ tại Hoàng thành Thăng Long.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh về phương án bảo tồn Hoàng thành Thăng Long. Theo đó, cần xây dựng một dự án đầu tư tổng thể, không làm các dự án nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, Thành phố sẽ làm việc với Bộ Quốc phòng để Bộ sớm bàn giao nốt mặt bằng và làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội để chuẩn bị bàn giao các hiện vật đã được khai quật.

Ông Nguyễn Đức Chung khẳng định Hà Nội đã chuẩn bị sẵn nguồn vốn cho dự án quan trọng này, phấn đấu đến năm 2020, Hoàng thành Thăng Long cơ bản được đầu tư bảo tồn; trở thành điểm nhấn văn hoá, du lịch, nơi ý nghĩa để tổ chức các hoạt động chính trị xã hội của Thủ đô.

Các giáo sư thành viên Hội đồng đều bày tỏ đồng tình với cách làm mà Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đưa ra và đánh giá cách làm này sẽ sớm đẩy nhanh tiến độ các dự án bảo tồn di sản.

Theo Giáo sư Sử học Phan Huy Lê, các nhà khảo cổ nổi tiếng thế giới đều đánh giá Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hoá của thế giới rất đặc biệt. Bên cạnh đó, di tích Cổ Loa cũng là kinh đô lớn bậc nhất ở Đông Nam Á thời cổ đại... “Đầu tư tổng thể là cách làm khoa học và sẽ phải bắt tay ngay vào việc mới bảo đảm được tiến độ, chất lượng công việc”, Giáo sư Phan Huy Lê nói.

PV