• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bảo vệ "lá phổi của Trái Đất" bằng radar vệ tinh

(Chinhphu.vn) - Chính phủ Brazil vừa tuyên bố triển khai dự án giám sát và bảo vệ vùng rừng rậm Amazon- vốn được coi là lá phổi của Trái Đất- bằng hệ thống radar vệ tinh với nguồn vốn đầu tư 25 triệu USD.

21/07/2015 16:02

Rừng rậm Amazon. Ảnh minh họa
Hệ thống radar này cho phép quan sát mặt đất từ vệ tinh ngay cả trong điều kiện thời tiết xấu. Dự án sẽ giúp thiết lập hệ thống báo động và giám sát, hỗ trợ quản lý chặt chẽ hơn tình trạng khai thác gỗ trái phép tại khu vực rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới.

Dự án có sự tham gia của Bộ Quốc phòng, Trung tâm Bảo vệ rừng Amazon (Cenispam) và Viện Điều tra đặc biệt (Inpe) của Brazil. Ngân hàng Phát triển kinh tế và xã hội quốc gia (BNDES) sẽ tài trợ cho dự án.   

Rừng rậm nhiệt đới Amazon thuộc lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ. Với diện tích gần 7 triệu km2, rừng Amazon trải dài trên lãnh thổ của 8 nước gồm Brazil, Peru, Bolivia, Ecuador, Colombia, Venezuela, Guyana và Suriname. Khoảng 60% diện tích rừng nằm trên lãnh thổ của Brazil.

Rừng rậm Amazon được coi là lá phổi của Trái Đất và là ngôi nhà sinh thái của hàng nghìn loài động thực vật. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nạn phá rừng, khai thác gỗ bất hợp pháp, khai thác mỏ và chăn nuôi gia súc bên cạnh xây dựng đập thủy điện đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái của khu rừng lớn nhất Nam Mỹ này.

Nguyễn Thơ