• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bến Tre: Chỉ số cải cách hành chính được cải thiện qua từng năm

(Chinhphu.vn) - Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) trung bình của các sở, ban, ngành tỉnh là 93,99%, cao hơn so với năm 2020 (91,11%) và năm 2019 (85,14%).

20/09/2022 12:19
Bến Tre: Chỉ số Cải cách hành chính được cải thiện qua từng năm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam đã ký Quyết định số 2094 về việc công bố Chỉ số CCHC cho các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố.

Theo đó, đối với các sở, ban, ngành tỉnh, chia làm 2 nhóm điểm: Kết quả chỉ số trên 90% gồm 15 đơn vị; kết quả chỉ số từ 80% đến dưới 90% gồm 3 đơn vị (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Ban Quản lý các khu công nghiệp).

Chỉ số trung bình của các sở, ban, ngành tỉnh là 93,99%, cao hơn so với năm 2020 (91,11%) và năm 2019 (85,14%). Mức độ chênh lệch giữa đơn vị cao nhất và thấp nhất là 12,22%. Có 10/18 đơn vị có điểm cao hơn giá trị trung bình. Trong đó, Văn phòng UBND tỉnh đạt chỉ số cao nhất là 99,17%, thấp nhất là Ban Quản lý các khu công nghiệp với 86,95%.

Đối với UBND các huyện, thành phố, Chỉ số CCHC năm 2021 đạt trung bình 91,27%; cao hơn so với năm 2020 (87,34%), 2019 (84,74%). Trong đó, có 6/9 huyện, thành phố đạt từ 90% trở lên (UBND huyện Bình Đại đạt cao nhất 93,36%), 3/9 huyện đạt trên 80% và dưới 90% (UBND huyện Chợ Lách đạt thấp nhất 89,21%); có 5/9 huyện đạt điểm cao hơn trung bình 91,27%; chênh lệch của huyện cao nhất khá thấp 4,75% (năm 2020 là 7,46%).

Nhìn chung, việc tự đánh giá, chấm điểm của các cơ quan, đơn vị được thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian. Đa số đơn vị đã báo cáo kết quả đầy đủ, đạt yêu cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thẩm định.

Về công tác thẩm định, Hội đồng Thẩm định của tỉnh đã thực hiện các bước một cách chặt chẽ, khoa học, có sự trao đổi, thống nhất với các sở, ngành tỉnh, các huyện, thành phố nhằm phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận trong đánh giá để đảm bảo kết quả đạt được khách quan, công bằng, phản ánh chính xác kết quả CCHC đạt được. Công tác khảo sát để lấy ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng khác nhau về kết quả CCHC tại các sở, ngành tỉnh, các huyện, thành phố được nghiêm túc thực hiện bảo đảm đúng đối tượng, đúng số lượng phiếu khảo sát.

Để cải thiện và nâng cao Chỉ số CCHC trong năm 2022, tỉnh Bến Tre xác định tiếp tục triển khai Đề án số 01/ĐA-TU ngày 29/12/2020 của Tỉnh ủy về CCHC giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 6600/KH-UBND ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh về CCHC giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; thực hiện nghiêm bản cam kết ngày 17/6/2022 của thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố với Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện các giải pháp duy trì, cải thiện và nâng cao các Chỉ số PCI, PAPI, SIPAS, PAR INDEX giai đoạn 2022-2025.

Ngoài ra, tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong triển khai các nội dung CCHC để bảo đảm công tác này được triển khai đồng bộ, thống nhất theo lộ trình và mục tiêu đã đề ra. Phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý những hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Vũ Phong