Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Theo đó, tính đến nay, tổng diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của tỉnh vào khoảng 2.500 ha, đạt 100% so kế hoạch năm 2022; sản lượng đạt 42.000 tấn; năng suất bình quân 40-60 tấn/ha; lợi nhuận trung bình từ 700 - 800 triệu đồng/vụ.
Hình thức nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao được người dân đầu tư khá quy mô và ngày càng cải tiến hơn về khâu thiết kế kỹ thuật hạ tầng vùng nuôi.
Một số doanh nghiệp, nhà đầu tư còn tận dụng hệ thống mái che của khu nuôi kết hợp đầu tư hệ thống điện mặt trời, góp phần chủ động nguồn điện và tiết kiệm chi phí trong sản xuất.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh đã đầu tư hoàn thiện, mở rộng ứng dụng công nghệ sản xuất giống, từng bước nâng cao chất lượng giống và chủ động về con giống.
Nhiều doanh nghiệp có năng lực đã tham gia vào quy trình sản xuất giống thủy sản với công suất khoảng 3 - 6 tỷ con giống/năm. Tỉnh hiện có 3 khu sản xuất giống tập trung tại xã Thới Thuận, Thừa Đức (Bình Đại) và xã Thạnh Hải (Thạnh Phú).
Để thực hiện mục tiêu phát triển 4.000 ha nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn 3 huyện biển đến năm 2025, tỉnh đang triển khai các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật vùng nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao.
Cụ thể, tỉnh đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tại huyện Bình Đại với tổng mức đầu tư trên 83 tỷ đồng; dự án hạ tầng vùng nuôi 2.000 ha tôm ứng dụng công nghệ cao huyện Ba Tri được phê duyệt với tổng vốn đầu tư 160 tỷ đồng, qua đó, từng bước hoàn thiện vùng nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
Thời gian tới, tỉnh đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét hỗ trợ triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản công nghệ cao huyện Thạnh Phú, trị giá khoảng 300 tỷ đồng, nhằm tiếp tục hoàn thiện hạ tầng vùng nuôi tôm công nghệ cao.
Vũ Phong