• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bến Tre: Phát triển chế biến thủy sản hiện đại, hiệu quả, bền vững

(Chinhphu.vn) - UBND tỉnh Bến Tre vừa xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn. Đề án được triển khai với mục tiêu phát triển chế biến thủy sản theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu.

02/07/2022 14:45
Bến Tre: Phát triển chế biến thủy sản hiện đại, hiệu quả, bền vững - Ảnh 1.

Mục tiêu của Đề án là đến năm 2030, tỉnh phấn đấu tăng 17,38%/năm giá trị sản xuất.

Theo đó, mục tiêu của Đề án là đến năm 2030, tỉnh phấn đấu tăng 17,38%/năm giá trị sản xuất. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 2.500 triệu USD. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm thủy sản chế biến giá trị gia tăng đạt trung bình trên 40%, trong đó tôm đạt 50%, cá tra đạt 20%, nghêu đạt 50%, thủy sản khác đạt 40%.

Ngoài ra, trên 70% số lượng cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất từ trung bình tiên tiến trở lên. Toàn tỉnh có ít nhất 20 nhà máy chế biến thủy sản phục vụ xuất khẩu với công suất thiết kế khoảng 300.000 tấn/năm (ít nhất có 3 nhà máy chế biến tôm).

Các nhà máy chế thủy sản xuất khẩu đạt tiêu chuẩn chất lượng như: HACCP, ISO, BRC, IFS, HALAL, MSC, ASC và tương đương. Hình thành một số doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện đại, có tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý thuộc tốp đầu của Việt Nam.

Để đạt mục tiêu Đề án, tỉnh Bến Tre đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung kiểm soát và phát triển nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản; thu hút đầu tư, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chế biến thủy sản; đẩy mạnh chế biến sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao; phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản; tổ chức lại chuỗi sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản chế biến.

Mũi nhọn phát triển

Tỉnh Bến Tre xác định ngành thủy sản là một trong những thế mạnh mũi nhọn để phát triển kinh tế. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định cụ thể đến năm 2025, phát triển 4.000 ha nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh, năm 2021, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ trên địa bàn đạt 35.300 ha, sản lượng 80.000 tấn, tăng 8% so với kế hoạch. Riêng tôm công nghệ cao có diện tích 2.000 ha, đạt 100% so với kế hoạch đề ra, sản lượng đạt 42.000 tấn. Ngành đang tập trung phối hợp với UBND các huyện và các sở, ngành có liên quan vận động thành lập một hợp tác xã (HTX) nuôi tôm công nghệ cao tại huyện Thạnh Phú, quy mô 120 ha, trong đó, có 20 hộ nuôi tôm công nghệ cao. Phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện kết nối đầu ra cho sản phẩm tôm Bến Tre, đồng thời xây dựng chứng nhận ASC trên con tôm nhằm nâng giá trị sản phẩm con tôm công nghệ cao.

Theo kế hoạch, đến năm 2025, toàn tỉnh có 4.000 ha nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18,92%. Trong đó, huyện Ba Tri 500 ha, Bình Đại 2.000 ha, Thạnh Phú 1.500 ha. Sản lượng nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao đạt 144.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 41,42%. Phát triển ít nhất 3 HTX nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tham gia vào chuỗi giá trị tôm biển và đến năm 2025, đạt tỷ lệ HTX từ loại khá, tốt trên 80%.

Đến năm 2025, sản phẩm nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao được sản xuất dưới hình thức HTX chiếm tỷ lệ liên kết đạt trên 60%, sản xuất theo tiêu các chuẩn GAP (VietGAP, ASC, GlobalGAP...) chiếm tỷ lệ trên 70% và thực hiện đăng ký nuôi để cấp mã nhận diện chiếm tỷ lệ 100%; nâng tổng giá trị sản phẩm tôm thu nhập trên 1 ha đạt khoảng 450 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 41,42% và giá trị sản xuất của chuỗi tôm đạt 1 tỷ USD.

Đẩy mạnh khai thác thủy sản

Song song với hoạt động nuôi trồng, nghề khai thác thủy sản ở Bến Tre cũng ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, toàn tỉnh có 3.975 tàu cá đăng ký, trong đó tàu đánh bắt xa bờ chiếm hơn 55%, sản lượng khai thác hằng năm trên 210.000 tấn, đóng góp đáng kể vào kinh tế-xã hội của tỉnh, nhất là đối với 3 huyện ven biển; đồng thời góp phần quan trọng bảo vệ an ninh quốc phòng của quốc gia.

Cơ sở hậu cần nghề cá cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển của nghề khai thác thủy sản với 3 cảng cá, 2 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, 32 cơ sở đóng tàu vỏ gỗ và xưởng cơ khí công suất đóng mới 160 tàu/năm. Tỉnh cũng tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các cảng cá và chuyển đổi mô hình quản lý các cảng cá nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và chất lượng dịch vụ hậu cần nghề cá.

Bến Tre cũng đang kêu gọi thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy sản, nhất là chế biến tôm biển. Toàn tỉnh có 13 nhà máy chế biến thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu với công suất thiết kế 150.000 tấn nhưng chủ yếu sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cá tra, nghêu... Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Mỹ, EU, các nước Trung và Nam Mỹ, châu Á...

Vũ Phong