• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bệnh lao vẫn là 'gánh nặng' của Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Việt Nam đang xếp thứ 12 trong 30 nước có số bệnh nhân lao cao nhất trên toàn cầu. Một trong những giải pháp quan trọng để giảm gánh nặng của bệnh lao được chỉ ra là tăng cường hoạt động phát hiện ca lao và lao tiềm ẩn trong cộng đồng.

09/01/2025 14:41
Bệnh lao vẫn là 'gánh nặng' của Việt Nam- Ảnh 1.

TS. BSCC Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/HM

Ngày 9/1, với sự hỗ trợ của Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Chương trình Chống lao quốc gia tổ chức Hội nghị "Giới thiệu các hướng dẫn và chính sách mới trong phòng chống bệnh lao" cho 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

TS. BSCC Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Trưởng ban điều hành Chương trình Chống lao quốc gia, cho biết, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam đang xếp vị trí thứ 12 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 10 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.

Mỗi năm, Việt Nam có thêm 182.000 người mới mắc lao và khoảng trên 13.000 người tử vong do lao, cao hơn số người tử vong vì tai nạn giao thông.

Mặc dù, tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam còn rất nặng nề nhưng số bệnh nhân lao được phát hiện, đưa vào điều trị và được báo cáo hàng năm tại Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 57% số bệnh nhân lao ước tính (năm 2023 phát hiện 106.086 bệnh nhân lao các thể).

Như vậy, còn khoảng 43% bệnh nhân lao trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị hoặc được phát hiện/điều trị nhưng chưa báo cáo.

Bên cạnh đó, hiểu biết của cộng đồng về bệnh lao còn chưa đầy đủ, người dân còn kỳ thị, mặc cảm, không thấy được sự nguy hiểm của việc giấu bệnh hoặc trì hoãn phát hiện muộn, đã làm lây lan bệnh cho người khác hoặc không tuân thủ điều trị dẫn đến tình trạng kháng thuốc.

Bệnh lao vẫn là 'gánh nặng' của Việt Nam- Ảnh 2.

ThS. BS Mai Thu Hiền, Giám đốc dự án USAID Hỗ trợ chấm dứt bệnh lao - Ảnh: VGP/HM

 Hỗ trợ các hoạt động phát hiện, điều trị lao

Hội nghị lần này tập trung cập nhật ba hướng dẫn kỹ thuật mới của Bộ Y tế, Chương trình Chống lao Quốc gia về chẩn đoán và điều trị bệnh lao; triển khai hoạt động phát hiện chủ động, tích cực bệnh lao, lao tiềm ẩn, một số bệnh hô hấp tại cộng đồng và cơ sở y tế; chẩn đoán, điều trị bệnh nấm Aspergillus phổi mạn tính, để tăng cường phát hiện bệnh lao và lao tiềm ẩn, nấm Aspergillus phổi mạn tính sớm, giúp điều trị hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh lao.

Bên cạnh đó, các hướng dẫn mới cũng là cơ sở giúp Chương trình chống lao các tỉnh, thành phố tăng cường vận động sự hỗ trợ và cam kết nguồn lực từ chính quyền địa phương cho công tác phòng, chống lao.

Theo ThS. BS Mai Thu Hiền, Giám đốc dự án USAID Hỗ trợ chấm dứt bệnh lao thuộc Tổ chức FHI 360, Dự án USAID hỗ trợ chấm dứt bệnh lao thực hiện với nguồn ngân sách hỗ trợ từ Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ USAID. Từ năm 2019, Dự án đã phối hợp chặt chẽ cùng Chương trình chống lao quốc gia triển khai các hoạt động, các sáng kiến mới trong phòng chống lao.

Một trong những hợp phần quan trọng là tăng cường hoạt động phát hiện ca lao và lao tiềm ẩn thông qua cập nhật và xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật quan trọng.

Dự án cũng đã tập trung hỗ trơ Chương trình chống lao quốc gia xây dựng các tài liệu kỹ thuật và chính sách quốc gia quan trọng tại tuyến Trung ương, hỗ trợ triển khai các hoạt động phát hiện, điều trị lao tại 11 tỉnh ưu tiên gồm: An Giang, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Khánh Hòa, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang và Vĩnh Long.

Việt Nam đặt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 và duy trì công tác kiểm soát bệnh lao nhằm giảm tỷ lệ mắc lao 90%, giảm tỷ lệ tử vong do lao 95% và giảm các chi phí thảm họa đối với bệnh nhân lao xuống mức bằng không.

Trước đó, ngày 25/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công điện 25/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh lao. Công điện chỉ đạo rất cụ thể trách nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương và cả hệ thống chính trị cùng tham gia công tác kiểm soát để chấm dứt bệnh lao.

Thực hiện Công điện của Thủ tướng, trong năm 2024, Bộ Y tế đã chỉ đạo và hỗ trợ Chương trình chống lao quốc gia xây dựng, cập nhật và ban hành 3 hướng dẫn kỹ thuật quan trọng, nhằm chuẩn hoá toàn bộ các tiếp cận sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán, điều trị, dự phòng, quản lý bệnh lao, một số bệnh hô hấp và bệnh nấm Aspergillus phổi mạn tính.

Hiền Minh