• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bị tai nạn do lỗi của người lao động, công ty có phải trả trợ cấp?

(Chinhphu.vn) - Trường hợp xác định nguyên nhân hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị tai nạn và không có nguyên nhân nào khác thì pháp luật lao động hiện hành không quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp cho người lao động.

20/10/2019 08:02

Theo phản ánh của Công ty TNHH HANSAE (TPHCM), Luật An toàn, vệ sinh lao động có quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn trong một số trường hợp đặc thù (trừ các trường hợp người lao động bị tai nạn theo quy định tại Điều 40), trong đó có trường hợp người lao động bị tai nạn khi tham gia giao thông từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian hợp lý và tuyến đường hợp lý (dựa theo giấy xác nhận của cơ quan Công an nơi tai nạn xảy ra hoặc theo Biên bản của Cảnh sát giao thông).

Tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng, Công ty còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, lúng túng khi giải quyết các chế độ cho người lao động bị tai nạn giao thông như trong trường hợp kể trên vì không biết chính xác các trách nhiệm của Công ty theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động bị tai nạn giao thông trong trường hợp này như thế nào.

Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH HANSAE đề nghị được giải đáp:

- Trách nhiệm trợ cấp tai nạn lao động của Công ty ra sao đối với người lao động bị tai nạn giao thông nếu do lỗi của chính người này gây ra?

- Công ty có bắt buộc phải chi trả chi phí y tế theo quy định và chi trả tiền lương trong thời gian người lao động điều trị để ổn định thương tật trong cả hai trường hợp: (1) tai nạn giao thông do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được lỗi và (2) tai nạn giao thông do chính lỗi của người lao động đó gây ra?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Để có cơ sở giải quyết chế độ tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc đến nơi ở cần căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn lao động.

Căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn nêu trên, trường hợp xác định người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc đến nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 2, Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Trường hợp xác định nguyên nhân hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị tai nạn và không có nguyên nhân nào khác thì pháp luật lao động hiện hành không quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp cho người lao động.

Luật An toàn, vệ sinh lao động không quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải chi trả chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị tại trường hợp tai nạn nêu trên.

Khoản 1, Điều 4 Bộ luật Lao động 2012 quy định khuyến khích những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động.

Đề nghị Công ty TNHH HANSAE liên hệ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để được hướng dẫn chi tiết.

Chinhphu.vn