• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bình Định tập trung điều tra, xử lý các trường hợp tàu cá vi phạm khai thác IUU

(Chinhphu.vn) - Ngành NN&PTN tỉnh Bình Định đang triển khai đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các tàu cá vi phạm khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại các vùng biển, các cảng cá trên địa bàn tỉnh.

28/09/2023 17:11
Bình Định cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm tàu cá vi phạm IUU - Ảnh 1.

Việc quản lý hoạt động của tàu thuyền của tỉnh Bình Định hoạt động ở các tỉnh phía Nam còn gặp nhiều khó khăn - Ảnh: VGP/Minh Trang

Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định cho biết, cập nhật đến ngày 28/9, tỉnh có 5.592 tàu cá dài từ 6 m trở lên đã đăng ký, trong đó có 4.213 tàu cá thuộc diện đăng kiểm hằng năm. Hiện 87% số tàu được cấp giấy phép khai thác, 98,97% đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.

Từ đầu năm đến nay, Thanh tra Sở NN&PTNT cùng các tổ công tác chống khai thác IUU đã tổ chức 25 chuyến tuần tra, kiểm tra trên biển; trực tiếp kiểm tra 162 lượt tàu cá; đã xử phạt vi phạm hành chính 63 trường hợp với các vi phạm.

Các vi phạm chủ yế là không duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15-24 m; không thực hiện đúng quy định khi thiết bị giám sát hành trình bị hỏng; giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên tàu cá hết hạn, ghi không đúng nhật ký khai thác tàu cá, vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản… Số tiền xử phạt vi phạm lên đến hơn 1 tỷ đồng.

Hiện Sở NN&PTNT đang triển khai đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các tàu cá vi phạm khai thác IUU tại các vùng biển, các cảng cá trên địa bàn tỉnh. Tập trung điều tra, xác minh, xử lý các trường hợp vi phạm khai thác IUU; trong đó xác minh, xử lý dứt điểm tàu cá từ 24m trở lên mất kết nối trên 10 ngày theo thông báo của Cục Thủy sản, hoàn thành trước ngày 30/9. Kiểm tra, xử lý 100% vi phạm về nhật ký khai thác, tàu cá hoạt động sai vùng, vượt ranh giới trên biển, ngắt kết nối VMS…

Đặc biệt là xử lý nghiêm khắc vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, đảm bảo đầy đủ hồ sơ xử lý theo quy định. Báo cáo kết quả xử phạt vi phạm khai thác IUU, cung cấp hồ sơ xử lý theo yêu cầu Đoàn Thanh tra của EC, cập nhật đầy đủ kết quả xử phạt vào hệ thống phần mềm theo dõi, quản lý hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Giám đốc Sở NN&&PTNT tỉnh Bình Định Trần Văn Phúc cho biết, công tác kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại cảng đảm bảo đúng quy định. Việc xác nhận, chứng nhận, truy xuất nguồn gốc sản phẩm đảm bảo đúng quy trình và tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Đến nay không có lô hàng nào được tỉnh Bình Định chứng nhận bị trả về. Tỉnh Bình Ðịnh cũng là địa phương đi đầu trong việc gặp gỡ với ngư dân xa quê, vừa hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho bà con, vừa tuyên truyền, hướng tới mục tiêu ngăn chặn vi phạm.

Từ năm 2022 đến nay, tỉnh Bình Ðịnh đã cử 5 đoàn công tác gặp gỡ trực tiếp ngư dân có tàu cá thường xuyên di chuyển ngư trường hoạt động ở các tỉnh phía Nam hằng năm không đưa tàu về địa phương để tuyên truyền, vận động ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài. Tỉnh cũng là địa phương chủ động xây dựng các bộ quy chế phối hợp với các tỉnh trong quản lý tàu cá.

Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Phúc, mặc dù UBND tỉnh đã chỉ đạo rất quyết liệt; các ngành, các cấp, chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền, xử lý, nhưng vì lợi ích kinh tế mà một số chủ tàu, thuyền trưởng đã cố ý đưa tàu cá đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Vì vậy tình trạng tàu cá bị nước ngoài bắt giữ vẫn chưa chấm dứt.

Bên cạnh đó, việc quản lý hoạt động của tàu thuyền khai thác vùng lộng, nhất là quản lý nhóm tàu cá di chuyển ngư trường hoạt động ở các tỉnh phía Nam có nguy cơ vi phạm đánh bắt ở vùng biển nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn. 

Nguyên nhân do các tàu này không quy định phải trang bị giám sát hành trình nên không thể giám sát được hành trình. Từ đầu năm đến nay tỉnh Bình Định có 4 tàu bị nước ngoài bắt giữ thì cả 4 tàu xuất bến ngoài tỉnh ( 3 tàu ở Vũng Tàu, 1 tàu Tiền Giang).

Để ngăn chặn và chấm dứt triệt để vi phạm, tỉnh Bình Định đề xuất bộ, ngành Trung ương tăng cường lực lượng chấp pháp trên biển, tăng cường tuần tra, kiểm soát trên các vùng biển, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các tàu cá hoạt động sai vùng, sai tuyến và tại các vùng biển giáp ranh với các nước trong khu vực để kịp thời bảo vệ, ngăn chặn và xử lý tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển các nước.

Bình Định cũng kiến nghị với bộ, ngành Trung ương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển, nhất là các tỉnh ở phía Nam tăng cường công tác tuyên truyền, kết hợp kiểm tra, kiểm soát, quản lý nghiêm đối với nhóm tàu cá ngoài tỉnh xuất, nhập bến thường xuyên tại các địa phương, đặc biệt là các tàu cá có chiều dài từ 12-15 m hoạt động ở vùng lộng không được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để phòng ngừa, hạn chế, ngăn chặn tàu cá vi phạm khai thác thủy sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Minh Trang