• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ GDĐT gỡ nút một loạt thắc mắc về phụ cấp thu hút

(Chinhphu.vn) - Nhà giáo được luân chuyển từ vùng thuận lợi đến vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), đã hết thời hạn nhưng chưa được sắp xếp, luân chuyển; nhà giáo công tác tại thị trấn thuộc huyện nghèo; nhà giáo ở lại định cư tại vùng ĐBKK... có thuộc đối tượng hưởng phụ cấp thu hút theo Nghị định 19/2013/NĐ-CP? Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giải đáp hàng loạt thắc mắc xung

07/11/2013 09:02

Ông Nguyễn Trung Cấp (Gia Lai, email: trungcapctk15@...): Tôi công tác tại vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của huyện Mang Yang từ năm 2002, đã hưởng phụ cấp thu hút theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP và hiện hưởng phụ cấp lâu năm theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP. Đến năm 2012 tôi tiếp tục chuyển về một trường khác cũng thuộc vùng ĐBKK của huyện Mang Yang.

Như vậy, tôi đã có 11 năm công tác tại vùng ĐBKK. Vậy, trường hợp của tôi có được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP không? Nghị định số 19/2013/NĐ-CP chỉ áp dụng cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thuộc diện điều động từ vùng thuận lợi đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK hay cho tất cả nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK?

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 19/9/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo -  Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP, trường hợp nhà giáo đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định luân chuyển từ cơ sở giáo dục không ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK đến cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK, đã hết thời hạn công tác theo quy định (3 năm đối với nữ, 5 năm đối với nam) nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa sắp xếp, luân chuyển công tác trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK, tiếp tục ở lại công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK cho đến nay thì tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP.

Trường hợp nhà giáo là người thuộc địa phương vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công tác tại cơ sở giáo dục vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK, không thuộc đối tượng tiếp tục hưởng chế độ phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP (mặc dù trong thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK, nhà giáo đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định luân chuyển từ cơ sở giáo dục này sang cơ sở giáo dục khác mà cơ sở giáo dục đó cũng ở địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK).

Với trường hợp nhà giáo đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định luân chuyển từ cơ sở giáo dục không ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK đến cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK, nếu đã hết thời hạn công tác theo quy định ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK, nhưng tình nguyện ở lại định cư lâu dài ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK cũng không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP. Các trường hợp nhà giáo này, sau khi đã hưởng đủ chế độ phụ cấp thu hút đủ 5 năm theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP thì chuyển hưởng phụ cấp công tác lâu năm theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP.

Thắc mắc của ông Nguyễn Trung cấp, do ông chưa nêu rõ ông là người địa phương vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công tác tại cơ sở giáo dục vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK hay là người được cơ quan có thẩm quyền quyết định luân chuyển từ cơ sở giáo dục không ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK đến cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK nên Bộ Giáo dục và Đào tạo không có cơ sở để trả lời cụ thể. Vì vậy, đề nghị ông Nguyễn Trung cấp liên hệ với cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền ở địa phương để giải quyết.

Nhà giáo được luân chuyển từ vùng thuận lợi đến vùng ĐBKK, đã hết thời hạn theo quy định nhưng chưa được sắp xếp, luân chuyển thì tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút - Ảnh minh hoạ

Ông Đàm Bích Thuận (Yên Bái; email: tranvanquy71@...): Trước đây tôi là giáo viên của trường PTCS bán trú xã Bản Mù, là xã ĐBKK theo điều động của UBND huyện Trạm Tấu. Đến ngày 1/1/2013 tôi về làm cán bộ chuyên môn tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trạm Tấu thuộc địa bàn thị trấn của huyện Trạm Tấu. Huyện Trạm Tấu thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết 30a. Trường hợp của tôi có được hưởng phụ cấp thu hút theo Nghị định số 19/2013/NĐ-CP không?

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời: Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP quy định, các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK. Theo Khoản 2 Mục III  Phần II Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, tất cả các xã thuộc huyện nghèo đều được hưởng các cơ chế, chính sách như quy định đối với các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn II.

Theo các quy định nêu trên thì nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại:

- Các xã đặc biệt khó khăn thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP được hưởng chính sách quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP.

- Các xã không thuộc diện khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP được áp dụng hưởng chính sách quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP.

Cũng theo quy định nêu trên, thị trấn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP không được áp dụng hưởng chính sách quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP. Như vậy, trường hợp ông Đàm Bích Thuận, công tác tại thị trấn thuộc huyện nghèo thì không được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP.

Ông Quách Thanh Toàn (Hoà Bình; email: quachtoan1960@....): Chúng tôi là giáo viên dạy ở xã không thuộc diện xã ĐBKK của huyện nghèo Kim Bôi, tỉnh Hà Bình. Vậy chúng tôi có được hưởng chế độ phụ cấp thu hút, ưu đãi quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP không?

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời: Như đã nêu trên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại các xã ĐBKK thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, các xã không thuộc diện khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP được hưởng chính sách quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP.

Như vậy, nếu ông Quách Thanh Toàn công tác tại xã không thuộc diện xã ĐBKK của huyện nghèo Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình mà huyện này thuộc các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP thì được áp dụng hưởng chính sách quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP, cụ thể:

Về phụ cấp ưu đãi: Nếu ông Toàn không vi phạm các thời gian quy định tại Điểm a Khoản 2 Mục II Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP thì được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 61/2006/NĐ-CP.

Về phụ cấp thu hút: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC thì đối tượng được hưởng phụ cấp thu hút là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định luân chuyển từ cơ sở giáo dục không ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK đến cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK đã hết thời hạn công tác theo quy định (3 năm đối với nữ, 5 năm đối với nam) nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa sắp xếp, luân chuyển công tác trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK, tiếp tục ở lại công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK. Nếu ông Toàn đủ các điều kiện nêu trên thì được tiếp tục hưởng phụ cấp thu hút quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP.

Bà Trần Hoàng Thu Thảo (Lâm Đồng; email: tranmanh_uyenminh1113@...): Năm 2004, tôi được Phòng giáo dục và đào tạo điều động từ trường thuộc vùng thuận lợi vào công tác tại trường THCS Tà Hine thuộc địa bàn xã ĐBKK cho đến nay và đã hưởng phụ cấp thu hút đủ 5 năm. Theo Thông tư liên tịch số 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, trong quyết định luân chuyển phải ghi rõ thời hạn luân chuyển mới có căn cứ xét tiếp tục hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP. Nhưng trong Quyết định điều động của tôi không ghi rõ thời hạn luân chuyển. Vậy trường hợp của tôi có thuộc đối tượng được tiếp tục hưởng phụ cấp thu hút theo Nghị định số 19/2013/NĐ-CP không?

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời: Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC quy định: “...Việc xác định đối tượng thuộc diện luân chuyển có thời hạn đến vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK được hưởng phụ cấp quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP căn cứ vào thời hạn luân chuyển ghi trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền”.

Như vậy, trường hợp của bà Trần Hoàng Thu Thảo được cơ quan có thẩm quyền điều động từ cơ sở giáo dục thuộc vùng thuận lợi đến công tác tại cơ sở giáo dục vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK(vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 35/2013//TTLT-BGDĐT-BNV-BTC) nhưng trong Quyết định của cơ quan có thẩm quyền không ghi cụ thể thời hạn luân chuyển, đề nghị bà trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền, đề nghị xác nhận lại thời hạn luân chuyển để được hưởng chế độ phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP khi bà đã hết thời hạn công tác theo quy định ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa sắp xếp, luân chuyển trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức và công dân