• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ GDĐT trao đổi về việc dạy thêm, học thêm

(Chinhphu.vn) – Phóng viên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã phỏng vấn ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo xung quanh thông tin một số báo phản ánh mấy ngày qua về việc có nơi cấm tuyệt đối dạy thêm, học thêm, nơi lập biên bản cấm dạy thêm ngay trong giờ học, hoặc "bắt dạy thêm như bắt trộm"...

10/11/2012 11:00

Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quy định về dạy thêm học thêm được thực hiện theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức từ ngày 1/7/2012, tuy nhiên quá trình triển khai trong hơn 4 tháng qua đã phát sinh một số vấn đề cần phải tiếp tục xem xét, điều chỉnh.

Không nên áp dụng cứng nhắc

Trả lời phỏng vấn của Cổng TTĐT Chính phủ, ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, thời gian qua, nhiều địa phương đã chủ động triển khai, bước đầu chấn chỉnh tốt những hành vi tiêu cực trong dạy thêm, học thêm.

Tuy nhiên, còn có cơ sở do chưa nghiên cứu kỹ quy định, áp dụng một cách cứng nhắc, như tiến hành lập biên bản vi phạm đối với người dạy trước mặt người học…

“Những trường hợp báo nêu là cá biệt, không phải phổ biến. Hiện Thanh tra Bộ cũng chưa nhận được phản ánh của địa phương về vấn đề này”, ông Bằng cho biết.

Ông Bằng khẳng định, việc địa phương quyết liệt triển khai để chấn chỉnh những hành vi tiêu cực trong dạy thêm học thêm là cần thiết, nhưng quyết liệt không đồng nghĩa với thô bạo, phản giáo dục.

Theo ông Bằng, Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhằm tạo khung pháp lý để quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm lành mạnh, đáp ứng nhu cầu thật của xã hội, từng bước hạn chế, tiến tới loại bỏ hành vi tiêu cực trong dạy thêm, học thêm.

Thông tư  quy định cụ thể về nguyên tắc dạy thêm học thêm, các trường hợp dạy thêm, học thêm, tổ chức dạy thêm, học thêm, thủ tục cấp phép, trách nhiệm quản lý....

Nhiều quy định mới được dư luận đồng tình, đánh giá cao như: Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống;…

Cần rõ về đối tượng dạy thêm, học thêm

Liên hệ với các địa phương, Cổng TTĐT Chính phủ nhận được thông tin ông Trần Xuân Hưng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái cho biết, để cụ thể hoá quy định tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, Sở đang tham mưu cho UBND tỉnh và lấy ý kiến các Sở, ngành địa phương để đưa ra quy định cụ thể về dạy thêm, học thêm tại địa phương.

Ông Hưng cho biết, địa phương sẽ có quy định rõ trường hợp các tổ chức, cá nhân được phép dạy thêm; các đối tượng phải học thêm và không phải học thêm cũng như quy định mức thu cụ thể với các hình thức học thêm trong tỉnh.

Ảnh minh họa

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai thì đã có quy định cụ thể về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh, trong đó, các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được phép dạy thêm phải được cấp có thẩm quyền cấp phép mới được tổ chức dạy thêm. Đồng thời, cũng khuyến khích các trường tổ chức dạy thêm trong nhà trường.

Thừa nhận việc chấn chỉnh những tiêu cực trong dạy thêm, học thêm là không dễ, ông Lê Trung Chinh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng chia sẻ, do hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường rất khó kiểm soát nên thời gian tới, bên cạnh việc đưa ra các quy định cụ thể, Sở sẽ yêu cầu nhà trường ký cam kết, đồng thời tuyên truyền đến Hiệu trưởng cũng như các giáo viên để hiểu rõ hơn và nghiêm túc thực hiện.

“Bên cạnh đó, để hạn chế những tiêu cực từ việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, cần tạo điều kiện cho các trung tâm tổ chức dạy thêm hoạt động theo đúng quy định cũng như khuyến khích các trường mở lớp dạy thêm chính thức, tập trung”, ông Chinh nói.

Xử lý các trường hợp tiêu cực, hành động phản giáo dục

Từ góc độ cơ quan quản lý, ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục quán triệt, phổ biến, hướng dẫn Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, giúp các địa phương, nhà trường, thầy cô giáo tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện và chấp hành đúng các quy định về dạy thêm, học thêm.

“Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẵn sàng lắng nghe, tiếp nhận các phản ánh của báo chí và nhân dân về những trường hợp tiêu cực, hành động phản giáo dục liên quan đến dạy thêm, học thêm, từ đó có hình thức xử lý theo đúng quy định của pháp luật”, ông Bằng nói.

Thu Hằng – Thu Huyền (thực hiện)

Tin, bài liên quan:

PGS Văn Như Cương nói về việc dạy thêm, học thêm

Dạy thêm, học thêm với chương trình giáo dục ở nước ngoài