Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Theo ông Hà, hiện nay do chưa có cơ chế thanh toán đối với những trường hợp nêu trên nên việc giải ngân không thực hiện được gây tồn đọng nợ xây dựng cơ bản. Ông Hà hỏi, đối với những vấn đề như vậy, có cơ chế chính sách nào để tránh tình trạng nợ đọng không?
Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Tại Điều 27 Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, vốn kế hoạch đầu tư công năm 2017 được phép bố trí cho các dự án khởi công mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư đến ngày 31/10/2016.
Tại Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 2/12/2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; đối với các dự án thuộc đối tượng thực hiện theo cơ chế đặc thù của các Chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch đầu tư công năm 2017 được phép bố trí cho các dự án khởi công mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư trước thời điểm UBND tỉnh phân bổ kế hoạch vốn.
Như vậy, theo quy định về thời hạn hoàn thiện thủ tục đầu tư của các dự án khởi công mới nêu trên; hiện nay một số các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia không thuộc đối tượng thực hiện theo cơ chế đặc thù tại Nghị định số 161/2016/NĐ-CP không được thanh toán kế hoạch vốn năm 2017 do không hoàn chỉnh thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công.
Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017 cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia nêu trên.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 3/8/2017 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công; theo đó được phép bố trí kế hoạch năm 2017 cho các dự án khởi công mới thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định đến ngày 30/9/2017.
Chinhphu.vn