• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ LĐTBXH trả lời về việc áp dụng Luật Giáo dục nghề nghiệp

(Chinhphu.vn) -  Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Nguyễn Hồng Phong, công tác tại một trường cao đẳng nghề đề nghị cơ quan chức năng giải đáp một số nội dung liên quan đến công tác đào tạo, tuyển sinh tại các cơ sở đã đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

26/04/2016 08:02

Theo phản ánh của ông Phong, Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2015, thay thế Luật Dạy nghề và Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 48/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp, có hiệu lực từ 1/7/2015.

Tuy nhiên, ngày 22/7/2015, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có Công văn 2936/LĐTBXH-TCDN, trong đó nêu: "Trong khi chờ văn bản hướng dẫn tổ chức, quản lý đào tạo theo Luật Giáo dục nghề nghiệp thì đối với các ngành, nghề chưa xây dựng được chương trình đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp thì tuỳ theo từng trường sẽ được phép tuyển sinh các trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề theo quy định của các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Dạy nghề".

Ông Phong hỏi, Công văn số 2936/LĐTBXH-TCDN có trái với Luật Giáo dục nghề nghiệp không? Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, người tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình độ Trung cấp được Nhà nước miễn học phí, nhưng theo Công văn số 2936/LĐTBXH-TCDN thì chính sách này sẽ chưa được áp dụng. Vậy, các trường cần giải thích vấn đề này như thế nào cho phụ huynh học sinh và người học? Khi nào Luật Giáo dục nghề nghiệp đi vào cuộc sống?

Về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp, ngày 27/11/2014, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Tại Khoản 7, Điều 32 của Nghị định đã quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp Chính phủ thống nhất thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương cho đến khi Chính phủ có quyết định về cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương. Vì vậy, hiện nay Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức, quản lý đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Trong khi chờ các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp, với chức năng quản lý Nhà nước về dạy nghề ở Trung ương, để bảo đảm tính thông suốt và liên tục trong đào tạo nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 2936/LĐTBXH-TCDN gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hướng dẫn công tác đào tạo, tuyển sinh tại các cơ sở đã đăng ký hoạt động dạy nghề khi Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực. Nội dung, hình thức và thẩm quyền ban hành công văn số 2936/LĐTBXH-TCDN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã bảo đảm theo quy định.

Việc áp dụng Luật Giáo dục nghề nghiệp

Về các văn bản triển khai, hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp, tính đến ngày 31/3/2016, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành 10 văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp, gồm 3 Nghị định của Chính phủ, 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 6 Thông tư của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Về chính sách đối với người học và thời điểm thi hành như sau:

- Đối với tổ chức, hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, kể từ ngày 5/12/2015 việc tổ chức, hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp thực hiện theo 6 Thông tư hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp đã ban hành.

- Các chính sách đối với người học theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp:

Chính sách miễn, giảm học phí thực hiện theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2015.

Chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng thực hiện theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg  ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.

Chính sách nội trú với học sinh, sinh viên cao đẳng, trung cấp theo quy định tại Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.

Chinhphu.vn