• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ NN&PTNT gỡ vướng về thủ tục kiểm tra thức ăn chăn nuôi

(Chinhphu.vn) - Tại hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về dự án Luật Chăn nuôi (sửa đổi) ngày 6/12, nhiều doanh nghiệp phản ánh thủ tục kiểm tra chất lượng mặt hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đang khiến doanh nghiệp mất hàng triệu ngày công và tốn kém khoản phí không hề nhỏ.

29/12/2017 11:02

Về kiến nghị của các doanh nghiệp, Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thông tin phản hồi như sau:

Hiện nay mặt hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đang được thực hiện việc kiểm tra chất lượng rất tốt theo các quy định của pháp luật do áp dụng triệt để chủ trương xã hội hóa các dịch vụ công và áp dụng cơ chế giá cạnh tranh để các doanh nghiệp có thể nhận được các dịch vụ tốt nhất cả về thủ tục, thời gian và chi phí kiểm tra. Thay vì để một đơn vị độc quyền kiểm tra, hiện nay hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng mặt hàng thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định cho 10 đơn vị có đủ điều kiện tham gia hoạt động này. Các đơn vị này phân bố đều từ miền Bắc, miền Trung, miền Nam nhằm thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp nhập khẩu lựa chọn đơn vị kiểm tra.

Việc áp dụng chế độ miễn, giảm và đăng ký kiểm tra, xác nhận chất lượng mặt hàng thức ăn gia súc, gia cầm nhập khẩu đang được áp dụng 100% trên Cổng Thông tin hải quan một cửa quốc gia với cấp độ 4, được Tổng cục Hải quan đánh giá là mặt hàng đang được quản lý phù hợp và tích cực nhất đến thời điểm hiện tại (Báo cáo của Tổng cục Hải quan tại Hội nghị rà soát các thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành, tháng 5/2017 tại Vĩnh Phúc).

Về ý kiến phản ánh của doanh nghiệp tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý xây dựng Luật Chăn nuôi ngày 6/12/2017 ở Hà Nội về thời gian và chi phí kiểm tra chất lượng mặt hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu gây tốn kém cho doanh nghiệp, Cục Chăn nuôi đã cho tiến hành ngay việc kiểm tra thực tiễn tại Hải Phòng và Quảng Ninh. Qua kiểm tra đã phát hiện có vấn đề bất cập, phát sinh trong hoạt động đăng ký kiểm tra, xác nhận chất lượng nhập khẩu với một vài mặt hàng trong khoảng trên 4.800 dòng sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu là các hàng rời (hàng xá) như: Ngô hạt, khô đậu tương, lúa mỳ… có chung một nguồn gốc do nhiều chủ hàng nhập khẩu và chở trên cùng một con tàu, nhưng khi về tới cảng thì các chủ hàng đều muốn đưa hàng về kho của đơn vị để tránh lưu kho cảng, nên buộc các đơn vị kiểm tra phải đến lấy mẫu kiểm tra, xác nhận chất lượng tại kho của các doanh nghiệp cho từng lô hàng chứ không thể xác nhận cho cả tàu hàng, đã làm phát sinh chi phí và thời gian kiểm tra.

Để khắc phục bất cập này, Cục Chăn nuôi đã làm việc với cơ quan hải quan cửa khẩu và thống nhất sẽ yêu cầu các cơ quan kiểm tra và doanh nghiệp nhập khẩu tăng cường phối hợp trong hoạt động đăng ký kiểm tra, xác nhận chất lượng với các nhóm hàng thức ăn chăn nuôi là hàng xá có cùng một nguồn gốc (nhà cung cấp) chở trên cùng một tàu thì phải lấy mẫu kiểm tra chất lượng ngay tại cảng trước khi các doanh nghiệp đưa hàng về kho và kinh phí kiểm tra sẽ được chia đều cho các doanh nghiệp theo khối lượng hàng nhập khẩu, sẽ giảm được thời gian và chi phí kiểm tra chung với nhóm mặt hàng này.

Trước mắt để khắc phục được ngay tình trạng này thì các doanh nghiệp nhập khẩu có chung vận đơn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu nêu trên phải cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, chủ hàng trước khi tàu cập cảng Việt Nam gửi đơn vị kiểm tra tiến hành phương án kiểm tra chung cho tàu hàng. Còn về lâu dài, các doanh nghiệp nhập khẩu nên ủy thác cho một đại diện hợp pháp đứng ra ký hợp đồng thương mại với nhà cung cấp để vừa có được các chính sách khuyến mại ưu đãi vừa thuận lợi cho công tác kiểm tra thông quan.

Chinhphu.vn