• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bổ sung 2 thành viên BCĐ Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung 2 thành viên Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020".

25/07/2012 16:17

2 thành viên Ban chỉ đạo Trung ương được bổ sung là bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và ông Nguyễn Mạnh Dũng, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Tính đến nay, Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tới năm 2020 ((gọi tắt là Đề án 1956) đã được triển khai hơn 2 năm. Đến nay, đã cơ bản hoàn thành việc hướng dẫn và triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án, gần 800 ngàn lượt người được học nghề, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề ở 54 tỉnh, thành phố đạt trên 70%, đã cơ bản hoàn thành việc tổ chức thí điểm mô hình dạy nghề và đặt hàng dạy nghề cho lao động nông thôn và xây dựng được một số mô hình tiên tiến.

Đề án 1956 đã đặt mục tiêu định lượng về số lao động được đào tạo nghề và hiệu quả của các lớp học được đưa ra. Theo đó, bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, giai đoạn 2011 – 2015 đào tạo nghề cho 5,2 triệu lao động nông thôn. Khoảng 120.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế được học nghề theo đơn đặt hàng. Về hiệu quả, Đề án đặt mục tiêu tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70%.

Phương Hiển