• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách vượt trội giúp Đà Nẵng đột phá và phát triển

(Chinhphu.vn) – Họp phiên toàn thể tại hội trường sáng 31/5, Quốc hội xem xét về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng.

31/05/2024 10:35
Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách vượt trội giúp Đà Nẵng đột phá và phát triển- Ảnh 1.

Đà Nẵng được coi là một trong những thành phố đáng sống nhất Việt Nam

Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tại Quốc hội cho biết, thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 45/2024/UBTVQH15 ngày 15/4/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) theo quy trình tại một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội.

Chính phủ đã có Tờ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng.

Xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội

Mục tiêu xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 119/2020/QH14 để sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách nhằm thực hiện chính thức mô hình chính quyền đô thị và thí điểm xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm phát huy tính ưu việt, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập của chính quyền đô thị tại Nghị quyết số 119/2020/QH14 và tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt về phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố, góp phần xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như mục tiêu đã đặt ra tại các Nghị quyết, kết luận của Trung ương.

Dự thảo Nghị quyết có bố cục bao gồm 3 chương với 18 điều. Các nội dung của chính sách trong dự thảo Nghị quyết được xây dựng như: Quy định tiếp tục thực hiện các chính sách của Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội đang thực hiện có hiệu quả; điều chỉnh, bỏ các nội dung, chính sách không còn phù hợp khi thực hiện chính thức tổ chức chính quyền đô thị; đề xuất cơ chế chính sách đặc thù sửa đổi bổ sung theo 2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 30 chính sách cụ thể.

Hồ sơ Dự thảo Nghị quyết cơ bản đủ điều kiện trình Quốc hội

Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ đối với dự thảo Nghị quyết, Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội nhấn mạnh, qua tổng kết Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị, qua đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 119 của Quốc hội, theo Báo cáo của Chính phủ, cho thấy các quy định hiện hành chưa bao quát hết các vấn đề phát sinh cần có cơ chế đặc thù; một số quy định không còn phù hợp thực tiễn. Để tạo tiền đề cho phát triển TP. Đà Nẵng thì cần nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện một bước các cơ chế, chính sách đặc thù cho những năm tiếp theo.

Vì vậy, Ủy ban TCNS cho rằng, việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định Dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết 119 đã bảo đảm cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn và đúng thẩm quyền.

Về hồ sơ Dự thảo, căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Ủy ban TCNS cho rằng, hồ sơ Dự thảo Nghị quyết đã cơ bản đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp tháng 5, song phạm vi chính sách được đề xuất là khá rộng, trên nhiều lĩnh vực; một số chính sách mới, có tác động trực tiếp đến ngân sách nhà nước, đến đời sống kinh tế-xã hội, quan hệ đối ngoại; chứa đựng nhiều quy định khác với pháp luật hiện hành. 

Vì vậy, để có căn cứ vững chắc cho việc xem xét, quyết định, đề nghị Báo cáo đánh giá tác động cần đánh giá cụ thể hơn cả về mặt tích cực và cả những thách thức, nhất là đối với các chính sách tác động đến thu, chi NSNN và nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách; đồng thời, làm rõ hơn về kết quả đầu ra của từng chính sách.

Về thời điểm thông qua, dự thảo Nghị quyết đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Hồ sơ sửa đổi Nghị quyết 119 hiện nay cơ bản đầy đủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định. Mặt khác, trên cơ sở ý kiến kết luận của UBTVQH tại Phiên họp thứ 33, ý kiến thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban TCNS, nhiều nội dung, kiến nghị đã được Chính phủ chỉ đạo tiếp thu, điều chỉnh. 

Vì vậy, đa số ý kiến Ủy ban TCNS nhất trí trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV theo Tờ trình của Chính phủ.

Cơ chế đột phá cần đi đôi với năng lực thực hiện

Về quan điểm, nguyên tắc ban hành Nghị quyết, Ủy ban TCNS lưu ý: Nghị quyết cần tập trung để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc về thể chế, chính sách, pháp luật đã và đang cản trở tiến trình phát triển của Thành phố; góp phần khơi thông nguồn lực, phát huy tiềm năng, thế mạnh, song phải bảo đảm việc xây dựng chính sách không hợp thức hóa những sai phạm; bảo đảm tính minh bạch, tránh lợi dụng chính sách gây thất thoát, lãng phí nguồn lực nhà nước.

Bảo đảm tính đột phá theo đúng tinh thần Nghị quyết số 43-NQ/TW và Kết luận số 79-KL/TW, song cũng cần khả thi, phù hợp thực tiễn và bảo đảm hiệu quả khi thực hiện; có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Cơ chế đột phá cần đi đôi với năng lực thực hiện, khả năng quản lý, điều hành, kiểm soát và các điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện.

Phải thực sự mang tính lan tỏa, tác động sâu rộng không chỉ riêng đối với TP. Đà Nẵng mà cần mang lại hiệu ứng tích cực đối với Vùng và cả nước; hạn chế các chính sách tác động tiêu cực đến vai trò chủ đạo của ngân sách Nhà nước trong trung và dài hạn.

Ủy ban TCNS nêu rõ, các chính sách được xây dựng khá toàn diện, trên nhiều lĩnh vực, có kế thừa và tích hợp một số chính sách tương đồng chính sách đặc thù của một số tỉnh, thành phố đã được Quốc hội cho phép áp dụng (Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh…); đồng thời, xây dựng mới một số chính sách đặc thù riêng cho Thành phố.

Tuy nhiên, để tiếp tục hoàn thiện, Ủy ban TCNS cho rằng, cần cân nhắc thêm một số vấn đề, cụ thể như: Chỉ đưa vào Nghị quyết những chính sách đã rõ về căn cứ thực tiễn, rõ về nội hàm, không quy định vấn đề chưa rõ, có thể tạo ra những xung đột pháp luật, vướng mắc trong triển khai.

Đồng thời, cần có các chính sách thực sự mang tính đặc thù riêng biệt, tương thích với đặc điểm riêng về vị trí địa lý, lợi thế về tiềm năng kinh tế, con người để bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển TP. Đà Nẵng theo tinh thần Nghị quyết 43 và quy hoạch của thành phố được Chính phủ phê duyệt.

Đối với những cơ chế, chính sách hiện nay đã được áp dụng cho các địa phương khác, Ủy ban TCNS đề nghị tiếp tục rà soát, tính toán và giải trình cụ thể để làm rõ hơn về sự cần thiết và tính khả thi khi áp dụng cho TP. Đà Nẵng.

Đối với các chính sách mới, đề nghị cần rà soát, cân nhắc, lược bỏ những chính sách đã được quy định tại các luật vừa được Quốc hội thông qua và các chính sách nằm trong định hướng sửa đổi, bổ sung trong các nghị định.

Hải Liên