• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bổ sung một số giao dịch phải công chứng, bảo đảm an toàn pháp lý và quyền lợi của người dân

(Chinhphu.vn) - Chiều 25/10, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.

25/10/2024 19:57
Bổ sung một số giao dịch phải công chứng, bảo đảm an toàn pháp lý và quyền lợi của người dân
- Ảnh 1.

Một số ý kiến đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật quy định về các loại giao dịch phải công chứng như: Giao dịch đối với bất động sản; giao dịch đối với tài sản có đăng ký; giao dịch liên quan đến doanh nghiệp - Ảnh: VGP/LS

Kiến nghị bổ sung một số giao dịch phải công chứng

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, về quy định các loại giao dịch phải công chứng, một số ý kiến tán thành với dự thảo Luật do Chính phủ trình, không quy định về các loại giao dịch phải công chứng trong Luật Công chứng. 

Một số ý kiến đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật quy định về các loại giao dịch phải công chứng như: Giao dịch đối với bất động sản; giao dịch đối với tài sản có đăng ký; giao dịch liên quan đến doanh nghiệp; các giao dịch khác mà pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng.

Trên cơ sở phân tích các ưu điểm, hạn chế của từng loại ý kiến nêu trên, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho tiếp thu theo hướng kết hợp các điểm tích cực của cả 02 loại ý kiến để chỉnh lý nội dung này. Theo đó, bổ sung khoản 2 Điều 1 quy định về tiêu chí xác định các giao dịch phải công chứng, cụ thể là: “Giao dịch phải công chứng là giao dịch quan trọng, đòi hỏi mức độ an toàn pháp lý cao và được pháp luật quy định phải công chứng".

Đồng thời, giao Chính phủ chỉ đạo rà soát các giao dịch phải công chứng đang được quy định trong các luật, nghị định, thông tư hiện hành để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền và kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, bảo đảm phù hợp với tiêu chí quy định tại Luật Công chứng (khoản 12 Điều 78). Bộ Tư pháp có trách nhiệm rà soát, cập nhật, đăng tải các giao dịch phải công chứng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ (khoản 2 Điều 71).

Phương án này bảo đảm tính ổn định của Luật Công chứng vì không quy định cụ thể các loại giao dịch phải công chứng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các loại giao dịch này do phải phù hợp với tiêu chí quy định tại Luật Công chứng, bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật.

Về bảo đảm sự bình đẳng trong hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng, tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đề nghị chỉnh lý Điều 17 của dự thảo Luật theo hướng bảo đảm Phòng công chứng (PCC) bình đẳng với VPCC về điều kiện thành lập và hoạt động, cụ thể: PCC phải có số lượng từ 02 CCV trở lên (trừ PCC tại địa bàn cấp huyện có mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển thì có thể có 01 CCV); có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định; Trưởng PCC là CCV đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên; quy định CCV đã thôi việc tại PCC muốn đầu tư thành lập VPCC, hợp danh vào VPCC khác phải đáp ứng các điều kiện tương tự như đối với CCV của VPCC. 

Đồng thời, bổ sung quy định chuyển tiếp tại khoản 13 Điều 78 để tránh vướng mắc trong thực tiễn.

Bổ sung một số giao dịch phải công chứng, bảo đảm an toàn pháp lý và quyền lợi của người dân
- Ảnh 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Luật Công chứng sửa đổi - Ảnh: VGP/LS

Bảo đảm xã hội hóa hoạt động công chứng theo lộ trình

Về mô hình tổ chức của Văn phòng công chứng (VPCC), UBTVQH nêu 02 phương án: 

Phương án 1: Đa số ý kiến UBTVQH đề nghị bên cạnh các VPCC được tổ chức theo mô hình công ty hợp danh như Luật hiện hành, tại các địa bàn cấp huyện có mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển và khó khăn trong việc thành lập VPCC theo loại hình công ty hợp danh theo quy định của Chính phủ, VPCC còn được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Phương án 2: Một số ý kiến tán thành với phương án như Chính phủ trình, đề nghị kế thừa Luật Công chứng hiện hành quy định VPCC được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty hợp danh. Trong đó, Uỷ Ban Thường Quốc hội đề nghị các vị ĐBQH xem xét, cho phép tiếp thu, chỉnh lý nội dung này theo Phương án 1.

Về xã hội hóa hoạt động công chứng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không quy định cụ thể lộ trình xã hội hóa hoạt động công chứng trong Luật mà giao Chính phủ quy định nội dung này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và bảo đảm cung ứng dịch vụ công chứng cho người dân, cụ thể là chỉnh lý quy định tại điểm b khoản 2 Điều 71 của dự thảo Luật, giao Bộ Tư pháp xây dựng, trình Chính phủ quy định chi tiết lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi PCC thành VPCC, giải thể PCC tại các địa phương. 

Trên cơ sở đó, Chính phủ có kế hoạch, giải pháp cụ thể và quyết liệt chỉ đạo để hoàn thành lộ trình xã hội hóa hoạt động công chứng. Việc giao Chính phủ quy định lộ trình này là phù hợp với thẩm quyền và trách nhiệm của Chính phủ trong việc tổ chức thi hành Luật, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn, yêu cầu quản lý nhà nước, bảo đảm tính khả thi.

Bên cạnh đó, về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên (CCV), tiếp thu ý kiến ĐBQH, trên cơ sở kế thừa Luật Công chứng hiện hành, dự thảo Luật đã bổ sung Điều 36a quy định: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của CCV là loại hình bảo hiểm bắt buộc; đồng thời, giao Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, quy tắc bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của CCV (khoản 3). 

Việc bổ sung quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của CCV là phù hợp với quy định tại Điều 8 của Luật Kinh doanh bảo hiểm, vì mục đích của hoạt động công chứng là nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; do đó, sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của CCV sẽ góp phần bảo vệ lợi ích công cộng cũng như bảo vệ tốt hơn quyền lợi của CCV trong việc hành nghề công chứng.

LS