• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bố trí nhân viên y tế trường học một cách hiệu quả

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về tình hình rà soát các quy định về việc tổ chức y tế trường học, tài chính kế toán trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

31/12/2015 15:16

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ Nội vụ, Y tế rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định vị trí việc làm và định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập phù hợp với chủ trương tinh giản, tiết kiệm biên chế theo hướng không nhất thiết quy định giống nhau giữa các trường về biên chế nhân viên y tế, kế toán, thủ quỹ, văn thư, thiết bị, thư viện; phát huy tối đa lực lượng của Trạm y tế cấp xã phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe; bố trí nhân sự kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của các nhân viên tại các trường học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương rà soát việc bố trí nhân viên y tế trường học, kế toán, thủ quỹ, văn thư, thiết bị, thư viện trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập để sử dụng biên chế hiện có một cách hiệu quả, bảo đảm không tăng biên chế.

Đồng thời thực hiện việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ viên chức theo chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và trình độ đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý, tạm thời dừng tuyển viên chức chuyên trách công tác y tế, tài chính kế toán tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập; đồng thời rà soát các quy định về việc tổ chức y tế trường học, tài chính kế toán trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập; đề xuất các giải pháp cần thiết tiết kiệm tối đa biên chế các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập.

Qua rà soát, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện cả nước có 40.493 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, do đó số nhân viên y tế cần có là 40.493 người, nhưng hiện tại chỉ có 30.311 (đạt 74,9%), trong đó thuộc biên chế có 21.731 (đạt 53,7%), còn lại là hợp đồng, số nhân viên còn thiếu là 10.182; số nhân viên kế toán cần có là 40.493 người, hiện tại có 39.427 (đạt 97,4%), trong đó thuộc biên chế có 34.279 (đạt 84,7%), còn lại là hợp đồng, số nhân viên còn thiếu 1.066.

Các nhân viên y tế trường học đã góp phần tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trên 19 triệu học sinh mầm non, phổ thông. Các nhân viên kế toán trong các nhà trường đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản về công tác tài chính, kế toán khi các trường được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên, một số trường học chưa có nhân viên y tế (25% số trường), kế toán (2,6% số trường) đã chủ động có những giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ; năng lực của một bộ phận nhân viên y tế, kế toán còn yếu; thiếu phòng y tế; nguồn kinh phí trả lương chưa đúng quy định.

Phan Hiển