• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện: Tập trung thực hiện Nghị quyết 33

(Chinhphu.vn) - Trên cương vị người đứng đầu ngành VHTT&DL, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã nêu những vấn đề mà ông đặc biệt quan tâm trong công tác điều hành, quản lý thời gian tới.

22/04/2016 12:21

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện. Ảnh: Báo Tổ quốc

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) được giao trọng trách quản lý ở những lĩnh vực rất rộng lớn. Bên cạnh việc bao quát toàn diện, đầy đủ thì công tác chỉ đạo, điều hành đòi hỏi phải tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm.

Đó là những vấn đề đang được người dân kỳ vọng sẽ có những chuyển biến tích cực trong nhiệm kỳ mới của Chính phủ. Bao trùm mọi công việc là sẽ tập trung thực hiện Nghị quyết 33 về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng. 

Ở từng lĩnh vực cụ thể, những nhiệm vụ trọng tâm cũng được xác định sẽ là những hạt nhân, thước đo hiệu quả quản lý của ngành.

Nghị quyết 33 với trọng tâm là xây dựng con người, xây dựng môi trường văn hóa và đó chính là những định hướng cơ bản, cụ thể trong điều hành, quản lý và hành động. Trước thực trạng đạo đức xã hội bị xuống cấp, đồng tiền và lợi ích thực dụng khiến cho nhiều giá trị đích thực bị mai một, tha hóa, việc đưa ra được những giải pháp để góp phần thay đổi nhận thức, hình thành ý thức chấp pháp của người dân, hay làm thế nào để đẩy lùi, ngăn chặn cái xấu, cái ác, góp phần vào việc cải thiện đạo đức xã hội, khắc phục những mặt còn hạn chế của con người Việt Nam là nhiệm vụ, là ưu tiên số một.

Với văn hóa là những chiến lược, kế hoạch thật cụ thể ở từng nội dung như chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa; xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh; đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa; tăng cường các thiết chế văn hóa; công tác bản quyền; thúc đẩy các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật, khôi phục và phát triển văn hóa đọc mà cái đích cũng là góp phần xây dựng con người với lối sống văn hóa, văn minh; công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; sưu tầm, phục dựng, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số…

Trong lĩnh vực gia đình là triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, một xã hội phát triển đương nhiên phải được tạo nên từ những tế bào gia đình khỏe mạnh, đó là những gia đình tiến bộ, văn minh, hạnh phúc. Nhưng nhìn vào thực tế thì phải thẳng thắn, công tác quản lý về gia đình vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục để tiến tới có được những gia đình như mong muốn.

Về thể thao, đích cao nhất của một nền thể thao là nâng cao sức khỏe cho người dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Dân cường thì nước thịnh”. Vì thế, nhiệm vụ trọng tâm của thể thao là phát triển phong trào TDTT quần chúng một cách sâu, rộng; phong trào rèn luyện thể thao phải thấm sâu vào từng trường học, cơ quan, khu dân cư... để những mục tiêu cụ thể là đến năm 2020 có 33% dân số tham gia luyện tập thường xuyên; 25% số hộ gia đình rèn luyện TDTT sẽ trở thành hiện thực. Tiếp đến là từng bước phát triển thể thao thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo lực lượng VĐV. Mục tiêu phấn đấu của thể thao thành tích cao là giữ vững vị trí trong tốp 3 khu vực tại đấu trường SEA Games; từng bước tiếp cận thành tích châu Á và thế giới ở một số nội dung Olympic, ASIAD mà chúng ta có thế mạnh.

Về du lịch, lĩnh vực luôn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và du lịch ngày càng có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, để du lịch phát huy đúng vai trò thì cần tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém về chất lượng dịch vụ; tính chuyên nghiệp cho nguồn nhân lực; môi trường du lịch; an ninh, an toàn, văn minh trong ứng xử, thân thiện với du khách; cơ sở hạ tầng, kết nối đường bay quốc tế; hoàn thiện cơ chế, chính sách như tiếp tục đề xuất mở rộng diện miễn visa, đơn giản hóa các thủ tục hải quan, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Các sản phẩm du lịch cũng cần được đa dạng hóa, xây dựng những sản phẩm có thương hiệu, chất lượng cao. Đặc biệt, cần quan tâm công tác xúc tiến quảng bá, giới thiệu hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài bằng nhiều kênh, nhiều cách khác nhau cho thật hiệu quả...

Để đạt được những mục tiêu này, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã nêu một số giải pháp trọng tâm cần triển khai ngay trong thời gian tới.

Cụ thể là, ở lĩnh vực văn hóa, để đạt được những mục tiêu của Nghị quyết 33 về xây dựng con người, chúng ta cần bắt đầu từ những việc làm, nhân tố cụ thể.

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển chung của đất nước. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, tuy nhiên cũng cần phải điều chỉnh để kết quả đạt được phải là thực chất, hiệu quả và bền vững.

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về gia đình; góp phần phát huy vai trò, vị trí của mỗi tế bào xã hội trong giáo dục, nuôi dưỡng nhân cách, lối sống con người; giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc về đạo đức, lối sống.

Phát động những phong trào cụ thể nhằm đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam; gắn với triển khai phong trào Xây dựng gia đình văn hóa, nông thôn mới; gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống...

Với du lịch, phải tập trung phát triển du lịch theo chiều sâu; cải thiện và xây dựng hình ảnh du lịch Việt Nam “An toàn, thân thiện và chất lượng” bằng những điểm đến danh tiếng và những thương hiệu du lịch nổi bật, đẳng cấp cao. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khách quốc tế 11-12% /năm, đến năm 2020 đạt 12-13 triệu lượt khách quốc tế; 48-50 triệu lượt khách nội địa có lưu trú…

Muốn đạt được những mục tiêu đó cần tạo sự chuyển biến có tính đột phá về chất lượng sản phẩm dịch vụ; đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút nguồn lực đầu tư cho du lịch cả trong và ngoài nước. Đặc biệt là giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam bằng cách đẩy mạnh việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch quốc gia, từ đó rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và tiến tới là thế giới. Muốn thế, những người làm du lịch hãy bắt đầu từ những việc rất cụ thể như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ ra: “Sạch sẽ và thái độ”.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện mong muốn ngành VHTT&DL tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của các bộ, ngành; luôn có sự đồng hành, vào cuộc của toàn xã hội và trên hết là có được sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân/.

(theo Báo Tổ quốc)