• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ trưởng Hà Hùng Cường: Trình bày Tờ trình về dự án Luật Phổ biến giáo dục pháp luật tại Quốc hội

Sáng nay – 2/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại Quốc hội.

02/11/2011 12:17

Ngày PL – tôn vinh PL

Dự án Luật gồm 5 chương 43 điều, được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho công tác PBGDPL, tạo chuyển biến căn bản, bền vững về hiệu quả của hoạt động PBGDPL, với việc huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia công tác PBGDPL, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, xác lập trách nhiệm và cơ chế phối hợp, huy động các nguồn lực của các cơ quan, tổ chức và xã hội cho công tác PBGDPL.

Việc ban hành Luật còn góp phần bảo đảm sự công khai, minh bạch của chính sách, PL của Nhà nước. Thông qua hoạt động PBGDPL, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và DN đều có quyền và được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận thông tin về PL. Qua đó nâng cao hiểu biết PL và ý thức tuân thủ, chấp hành PL.

Ủy ban PL tán thành với sự cần thiết phải ban hành Luật PBGDPL và cho rằng, việc ban hành Luật này để thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về hoạt động PBGDPL nhằm mục tiêu xây dựng, nâng cao ý thức PL của xã hội và cá nhân, từng bước hình thành thói quen tôn trọng PL, góp phần xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Trong quá trình soạn thảo, đa số các ý kiến thống nhất với nội dung dự thảo Luật. Tuy nhiên, dự thảo Luật vẫn còn 2 nội dung cần xin ý kiến của QH: về Ngày PL và Hội đồng phối hợp (HĐPH) PBGDPL.

Theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, dự thảo Luật qui định ngày 9/11 hàng năm là Ngày PL nhằm tôn vinh Hiến pháp, PL, giáo dục ý thức thượng tôn PL của cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân và doanh nhân. Mô hình Ngày PL là một cách làm mới, tích cực, góp phần đa dạng hóa các hình thức PBGDPL hiện có.

Trong Ngày PL này, cả nước sẽ tổ chức đợt cao điểm về PBGDPL với nhiều hoạt động thiết thực; tập trung phổ biến, giáo dục các văn bản PL mới ban hành liên quan đến lĩnh vực chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức, các văn bản PL mới về quyền và nghĩa vụ của công dân, gắn với đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; cung cấp tài liệu hoặc giới thiệu nội dung văn bản PL sẽ phổ biến để cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân nghiên cứu trước nhằm hiểu sâu hơn và đặt câu hỏi thảo luận khi sinh hoạt PL.

Cũng trong Ngày PL, các cơ quan, đoàn thể tổ chức khen thưởng, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PBGDPL, trong đó có các hiệp hội nghề nghiệp về PL, tổ chức, cá nhân hành nghề PL đã được xã hội hóa như: luật sư, công chứng... Do vậy, Chính phủ đề nghị quy định Ngày PL nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong dự thảo Luật.

Qui định lấy ngày 9/11 hàng năm – ngày thông qua bản Hiến pháp đầu tiên là “Ngày PL nước CHXNCN Việt Nam” đã nhận được sự tán thành của Ủy ban Kinh tế sau khi thẩm tra dự thảo Luật.

HĐPH PBGDPL quan trọng trong nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL

HĐPH PBGDPL là mô hình cần thiết, có vai trò tích cực trong điều kiện hiện nay khi mà hiểu biết PL, ý thức chấp hành PL của nhiều người dân còn hạn chế. Tuy nhiên, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng nhấn mạnh, có thể, mô hình này chỉ cần thiết khoảng 10 năm nữa, khi việc thi hành Luật này có nền nếp, chế độ công vụ tốt hơn, ý thức chấp hành PL cao hơn thì HĐPH PBGDPL sẽ không còn cần thiết.

Chủ nhiệm UBPL của QH Phan Trung Lý cho biết, qua thảo luận, nhiều ý kiến thành viên UBPL tán thành với Dự thảo Luật quy định về HĐPH PBGDPL, vì cho rằng thực tiễn công tác PBGDPL trong thời gian qua cho thấy, hình thức này vẫn đang phát huy tác dụng trong việc phối hợp, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác PBGDPL. Trên thực tế, bên cạnh HĐPH PBGDPL ở TƯ, ở hầu hết các Bộ, ngành, đoàn thể ở TƯ, các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã cũng đều thành lập Hội đồng ở cấp mình.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng không nên quy định việc thành lập Hội đồng này trong Luật, vì đây chỉ là Hội đồng mang tính chất lâm thời để phối hợp các ban ngành, đoàn thể hướng dẫn việc triển khai công tác PBGDPL. Việc thành lập các Hội đồng như thế này mang tính chất của công tác chỉ đạo, điều hành, chứ không phải là Hội đồng độc lập, có địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn riêng.

Ngoài ra, Ủy ban PL tán thành với các quy định của dự thảo Luật về báo cáo viên, tuyên truyền viên PL. Tuy nhiên, bên cạnh đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên PL hiện nay (những người đã có quyết định công nhận) thì vẫn còn có không ít những người có kiến thức, am hiểu PL, công tác tại các cơ quan, tổ chức đã và đang tham gia rất tích cực trong công tác phổ biến PL.

Do đó, đề nghị trong Dự thảo Luật cũng cần quy định rõ, tạo điều kiện để những người nắm vững kiến thức PL, am hiểu thực tiễn thi hành PL tham gia phổ biến PL nhằm tận dụng tối đa nguồn chất xám dành cho công tác này không nên quy định quá cứng nhắc, công chức hóa đội ngũ này.

Ủy ban PL nhận thấy, phổ biến PL và giáo dục PL có sự đan xen, kết hợp chặt chẽ; phổ biến PL hướng tới giáo dục PL, trong giáo dục PL có phổ biến PL và đều có mục tiêu chung là nâng cao hiểu biết PL và ý thức chấp hành PL của người dân. Vì vậy, Ủy ban PL tán thành với cách điều chỉnh trong dự thảo Luật theo hướng quy định chung về PBGDPL; bên cạnh đó, có quy định riêng về giáo dục PL trong nhà trường với những đặc thù về chủ thể, đối tượng, chương trình, nội dung, hình thức giáo dục PL.

Song UBPL đề nghị cần bổ sung quy định về việc giáo dục PL trong gia đình, cơ quan, tổ chức, nhất là giáo dục đối với phạm nhân, học sinh trường giáo dưỡng để bảo đảm tính hiệu quả và toàn diện của nội dung này (đối với phạm nhân, học sinh trường giáo dưỡng không nên đặt vấn đề PBGDPL một cách chung chung mà cần phải tiến hành giáo dục PL nhằm thay đổi hành vi của họ).

Dự thảo Luật (Điều 22) quy định hình thức giáo dục PL chính khóa được thực hiện thông qua môn học giáo dục công dân trong trường phổ thông. Ủy ban PL đề nghị không nên quy định cứng việc giáo dục PL bắt buộc phải được thực hiện thông qua môn học giáo dục công dân. Tùy từng cấp học, lớp học khác nhau mà có thể thực hiện giáo dục PL thông qua môn học giáo dục công dân hoặc lồng ghép trong các môn học khác như: kể chuyện, đạo đức, tiếng việt, lịch sử…

Đánh giá cao nỗ lực của cơ quan soạn thảo trong việc chuẩn bị Dự án Luật, UBPL cũng cho ý kiến về một số nội dung của dự thảo như mục tiêu ban hành và phạm vi điều chỉnh, xã hội hóa công tác PBGDPL, GDPL, đối tượng và nội dung PBGDPL, báo cáo viên và tuyên truyền viên PL…

H.Giang