Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Tiếp nối Hội nghị quan chức cấp cao lần thứ 8, hôm qua 16/02 Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 3 khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông về phòng chống mua bán người (MBN) đã khai mạc tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm MBN đã tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Luật Công chứng năm 2006 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 (có hiệu lực ngày 01/7/2007) là văn bản pháp luật cao nhất của nước ta trong lĩnh vực công chứng, đánh dấu sự xã hội hóa sâu sắc trong lĩnh vực công chứng ở nước ta. Qua 04 năm triển khai thực hiện, Luật Công chứng đã chứng tỏ được nhiều ưu điểm tích cực, làm cho hoạt động công chứng chuyển biến mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng các tổ chức hành nghề công chứng, được dư luận xã hội đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, khi áp dụng trong thực tiễn hoạt động, Luật Công chứng vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập, không phù hợp với thực tiễn như sau:
Cùng với nhiều quốc gia trên thế giới, quản lý lịch tư pháp ở Việt Nam đã có từ rất lâu. Trải qua những giai đoạn lịch sử của đất nước, lý lịch tư pháp được Nhà nước giao cho những cơ quan khác nhau và có cách thức khác nhau trong việc quản lý. Để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội, năm 2009, Quốc hội đã ban hành Luật Lý lịch tư pháp và chính thức giao việc quản lý lý lịch tư pháp cho Bộ Tư pháp. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý lý lịch tư pháp đạt hiệu quả nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước.
Trong khuôn khổ Tọa đàm về sửa đổi Bộ luật dân sự, phần các biện pháp bảo đảm, do Nhà Pháp luật Việt-Pháp tổ chức các ngày 11 và 12 tháng 1 năm 2012, Giáo sư Michel Grimaldi đến từ Đại học Paris II, Cộng hòa Pháp đã có bài trình bày tổng quát về pháp luật thực định của Pháp về các biện pháp bảo đảm. Nhà Pháp luật đang tiến hành bóc băng làm kỷ yếu hội thảo. Dưới đây là tổng hợp một số nội dung chính trong bài trình bày của Giáo sư.
“Dự báo năm 2012, kinh tế thế giới còn khó khăn hơn, trong nước bên cạnh những thuận lợi thì hạn chế, yếu kém phải giải quyết còn nhiều, nên tháng 2 và các tháng tiếp theo cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp, chính sách chủ yếu, đặc biệt ưu tiên thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát về 1 con số, ổn định kinh tế vĩ mô” – Chính phủ đã thống nhất như vậy tại phiên họp thường kỳ tháng 1 (ngày 4/2).
So với dự án Luật được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, dự thảo Luật Quảng cáo mới nhất đã bổ sung thêm nhiều hành vi bị cấm quảng cáo. Tuy nhiên, đối với mặt hàng rượu, có nên cho quảng cáo hay không hay chỉ cấm một số loại lại còn nhiều ý kiến khác nhau.
Chiều 30/01, Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã có buổi làm việc với Trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh về kế hoạch xây dựng 2 trường đại học nói trên thành 2 trung tâm trọng điểm quốc gia về đào tạo cán bộ pháp lý.
“Nghị quyết của Hội đồng nhân dân trước khi ban hành phải có thẩm tra của các ban của Hội đồng, văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của UBND nhất thiết phải có thẩm tra của cơ quan Tư pháp” - Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu kết luận sau khi Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kết quả giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về ban hành VBQPPL của HĐND, UBND hôm qua 11/01.
Một số nội dung lớn của dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) như về phạm vi điều chỉnh, mức phạt tiền tối đa, phạt cao hơn ở các thành phố lớn, bỏ quy định đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh… được nhiều ý kiến tán thành cao. Cũng trong ngày hôm qua 10/01, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào 3 dự án luật khác là dự án Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); Luật Giám định tư pháp (GĐTP), Luật Quảng cáo.
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, hiện tổng số công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã là 14.920 người, tương ứng với tỷ lệ 1,4 công chức/xã; 34,5% số xã trong cả nước có từ 02 công chức Tư pháp hộ tịch trở lên. Để chuyên nghiệp hóa công tác hộ tịch, Bộ Tư pháp dự kiến sẽ xây dựng chức danh Hộ tịch viên. Và đây sẽ là một trong những ”điểm nhấn” quan trọng của dự án Luật Hộ tịch.
Chuẩn bị cho phiên họp Hội đồng Luật sư toàn quốc (sẽ diễn ra trong 2 ngày 4-5/01), hôm qua (3/01), Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có phiên họp thông qua danh sách khen thưởng năm 2011 và kế hoạch tài chính của Liên đoàn năm 2012. Nhân dịp này Liên đoàn Luật sư (LĐLS) còn quyết định tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển LS" cho những cá nhân, tổ chức đã có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp phát triển LS VN.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc xây dựng chế độ, chính sách về lao động để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng tạo điều kiện để họ phát triển và bình đẳng với nam giới về mọi mặt. Điều này được thể hiện và thể chế hóa trong hiến pháp và pháp luật của Việt Nam. Đặc biệt sự ra đời của Bộ luật Lao động năm 1995 đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong hệ thống chính sách đối với lao động nữ.
Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại nhiều loại hình đầu tư, trong đó, hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư linh hoạt và hiệu quả, được pháp luật đầu tư của hầu hết các quốc gia trên thế giới ghi nhận (gọi chung là hợp doanh)[1].
Tại hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về cải cách hành chính (CCHC) trong 2 ngày 28-29/12 tại Hòa Bình do Bộ Nội vụ tổ chức với sự hỗ trợ của Dự án CCHC của Chương trình phát triển LHQ (UNDP), ông Đinh Duy Hòa (Vụ trưởng Vụ CCHC – Bộ Nội vụ) nhấn mạnh, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 được “định lượng” nhiều hơn để phấn đấu thực hiện, theo dõi, đánh giá và dễ thuyết phục xã hội, người dân, DN về CCHC.
Một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đội ngũ luật sự hiện nay là chất lượng đào tạo. Nên có một bước “chuyển mình” hợp lý, bắt đầu từ những vấn đề “gốc” trong công tác đào tạo nguồn LS sẽ bổ sung cho đội ngũ LS những LS đạt chuẩn…
Sáng nay (23/12), tại phiên họp đầu tiên, Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư đã tập trung vào những định hướng để xóa bỏ “rào cản” cho sự phát triển của đội ngũ và hoạt động luật sư (LS) thời gian qua.