• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đã có 106/111 quy hoạch được thẩm định, phê duyệt

(Chinhphu.vn) - Đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Công tác quy hoạch phát triển đã có nhiều nỗ lực của các cơ quan liên quan, đã hoàn thành việc thẩm định, trình thẩm định và đã phê duyệt tổng số 106/111 quy hoạch.

06/11/2023 16:10
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đã có 106/111 quy hoạch được thẩm định, phê duyệt- Ảnh 1.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Bình quân mỗi dự án chuẩn bị 2 năm mới xong thủ tục - Ảnh: VGP/LS

Trả lời câu hỏi của đại biểu về tiết kiệm trong đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng bày tỏ đồng tình với Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo đó, về vấn đề đầu tư công, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất thoát, có thể từ khâu lựa chọn dự án, có thể do quy mô của dự án không được xác định rõ ràng, hoàn chỉnh ngay từ đầu; công tác chuẩn bị đầu tư, nếu khảo sát tốt thì quá trình triển khai sẽ nhanh hơn, không bị tăng chi phí. Ngoài ra, còn nhiều lý do từ các khâu thiết kế, khảo sát thiết kế, tổ chức thực hiện, khiến kéo dài dự án, giảm hiệu quả tiết kiệm trong đầu tư công.

Tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (tỉnh Thái Nguyên) nêu rõ, công tác quy hoạch có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đến nay kết quả thực hiện được rất thấp.

Ngoài hai quy hoạch lớn là quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch đất thì quy hoạch vùng mới đạt được có 1/6, 16/31 quy hoạch ngành và 13/63 quy hoạch tỉnh. Điều này cũng gây khó khăn cho các địa phương trong việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội cũng như các dự án đầu tư công. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết nguyên nhân của những chậm trễ và giải pháp cho cái vấn đề này?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 61, các vướng mắc cơ bản được tháo gỡ, đến nay, tiến độ đang được triển khai khẩn trương và nhanh. Hiện đã có 111 quy hoạch tất cả trong hệ thống quy hoạch quốc gia, từ quốc gia đến cấp tỉnh, đã hoàn thành việc thẩm định và trình thẩm định và đã phê duyệt tổng số 106/111 quy hoạch. Đây là sự nỗ lực rất lớn của các cơ quan liên quan.

Còn hai vấn đề, thứ nhất là đang tồn đọng lại các dự án chúng ta đã thẩm định xong nhưng lại phải mất cái thời gian để hoàn thiện, phải tiếp thu ý kiến của Hội đồng và hoàn thiện lại hồ sơ, trình Thủ tướng, vì vậy mất rất nhiều thời gian. Thứ hai là quy hoạch về thăm dò và khai thác khoáng sản phóng xạ do Bộ Công Thương đang đề nghị xin không lập vì không có cơ sở dữ liệu về vấn đề này.

Còn 4 quy hoạch của địa phương, trong đó có 2 quy hoạch rất khó là TP. Hà Nội và TPHCM. Đây là hai cực tăng trưởng, có vai trò quan trọng, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. Vì vậy, Bộ KH&ĐT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tổ chức nghe trước khi Hội đồng thẩm định họp. 

Còn quy hoạch tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, Bộ trưởng cho biết đang tiến hành đôn đốc và cơ bản hoàn thành trong năm 2023.

Về câu hỏi của đại biểu về dự án ODA, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết vẫn chậm so với yêu cầu. Ngoài nguyên nhân chung như với các dự án đầu tư công, các dự án ODA còn có thêm các quy định phức tạp của nước ngoài, điều chỉnh dẫn đến mất nhiều thời gian.

Các dự án ODA hoàn chỉnh thủ tục theo yêu cầu nước ngoài thì lại phải làm thủ tục theo yêu cầu trong nước nên mất rất nhiều thời gian. Nghị định cần có nghiên cứu căn cơ hơn nữa để vừa đảm bảo chặt chẽ nhưng vẫn đẩy nhanh thủ tục. 

"Bình quân mỗi dự án chuẩn bị 2 năm mới xong thủ tục, nếu phải điều chỉnh thì phải mất thêm 1-2 năm nữa, đặc thù rất phức tạp", Bộ trưởng Dũng cho biết.

LS