• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ trưởng Tô Lâm trả lời về tháo gỡ vướng mắc trong phòng cháy, chữa cháy

(Chinhphu.vn) - Công an các địa phương đã rà soát lại các cơ sở có khó khăn, vướng mắc, thành lập các tổ công tác trực tiếp đến 100% các cơ sở còn tồn tại, vi phạm để hướng dẫn các giải pháp, biện pháp khắc phục tồn tại, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy.

07/11/2023 20:16
Bộ trưởng Tô Lâm trả lời về tháo gỡ vướng mắc trong phòng cháy, chữa cháy- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Cho đến nay, đã có một 15.536/ 38.140 cơ sở đã khắc phục tồn tại, vi phạm phòng cháy chữa cháy, đạt khoảng 40% - Ảnh: VGP/LS

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Như Ý (Đoàn Đồng Nai) về việc có nhiều tổ chức, doanh nghiệp nêu khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, đặc biệt là các công trình sử dụng sơn chống cháy. Bộ Công an đã có hành động gì với những vướng mắc nêu trên?

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tổ chức hội nghị về các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác thẩm duyệt, nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy đối với 17 địa phương trọng điểm, đồng thời chỉ đạo Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ để công an các đơn vị, địa phương thực hiện thống nhất.

"Cho đến nay, công an các địa phương đã rà soát lại tất cả các cơ sở có khó khăn, vướng mắc và trực tiếp làm việc, hướng dẫn các giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tác phòng cháy, chữa cháy, thành lập các tổ công tác trực tiếp đến 100% các cơ sở còn tồn tại, vi phạm để hướng dẫn các giải pháp, biện pháp khắc phục tồn tại, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy", Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định.

Theo đó, trên cơ sở tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tính đến ngày 30/10/2023 thì 100% các dự án xây dựng mới, khoảng 1.853 dự án và công trình xây dựng mới có khó khăn, vướng mắc đã được hướng dẫn và thống nhất tiếp thu, chỉnh sửa, không còn vướng mắc trong quá trình tổ chức thiết kế, hoàn thiện hồ sơ thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy, trong đó có cả bao gồm các cơ sở vướng mắc trong việc sử dụng sơn phòng cháy.

Đối với các cơ sở hiện hữu còn tồn tại, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy, công an các đơn vị, địa phương đã tập trung rà soát, nghiên cứu và đề ra các giải pháp, biện pháp, tổ chức 2.590 hội nghị đối thoại với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, phối hợp khảo sát trực tiếp tại các cơ sở, hướng dẫn các giải pháp khắc phục vi phạm cụ thể.

Cho đến nay, đã có một 15.536/ 38.140 cơ sở đã khắc phục tồn tại, vi phạm phòng cháy chữa cháy, đạt khoảng 40%.

Với những vướng mắc liên quan đến sử dụng sơn chống cháy, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, đây là một vấn đề hết sức kỹ thuật như sau khi trực tiếp hướng dẫn, chủ đầu tư thấy rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn, vướng mắc nêu trên do đơn vị tư vấn, chủ đầu tư chưa nắm bắt kịp thời các quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, việc lựa chọn nhà thầu có năng lực hạn chế dẫn đến việc thực hiện chưa đúng quy định.

Thực tế cho thấy, không phải tất cả các dự án phải gia tăng giới hạn chịu lửa của kết cấu thép, không chỉ mỗi dùng sơn chống cháy mà còn có rất nhiều các giải pháp khác. Ví dụ như các nhà máy sản xuất có hạng sản xuất hạng C, bậc chịu lửa bậc IV trở lên và có diện tích trên 25.000 m2 mới cần phải gia tăng giới hạn chịu lửa của kết cấu thép này.

Trường hợp phải gia tăng giới hạn chịu lửa cấu thép cũng có nhiều giải pháp chứ không nhất thiết chỉ có sử dụng sơn chống cháy hoặc nếu sử dụng sơn chống cháy phải được thử nghiệm trước khi thi công. Tuy nhiên, nhiều đơn vị thi công trước khi thực hiện thử nghiệm, tổ chức nghiệm thu lại chưa có kết quả thử nghiệm hoặc thử nghiệm không đạt kết quả nên không nghiệm thu được.

Có thể nói, sau khi được chỉ đạo của các lực lượng chức năng hướng dẫn cặn kẽ đến nay, Bộ Công an cũng chưa nhận thêm được phản ánh có liên quan nào về vấn đề.

Lê Sơn