• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bước tiến trong ứng dụng khoa học công nghệ quản lý, vận hành lưới điện truyền tải vùng sông nước

(Chinhphu.vn) - Với đặc thù địa bàn lưới điện truyền tải quản lý trải dài trên địa bàn các tỉnh miền Tây, các đơn vị truyền tải điện miền Tây thuộc Công ty Truyền tải điện 4 (PTC4) đang tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vận hành lưới điện truyền tải tại khu vực này.

06/11/2024 18:27
Bước tiến trong ứng dụng khoa học công nghệ quản lý, vận hành lưới điện truyền tải vùng sông nước- Ảnh 1.

Thợ đường dây kiểm tra an toàn lưới điện truyền tải đường dây 220kV Châu Đốc - Tà Keo mùa nước nổi - Ảnh:VGP/ Toàn Thắng

Trong chuyến công tác cuối tháng 10, đầu tháng 11 vừa qua chúng tôi đã có dịp "mục sở thị" để tìm hiểu rõ hơn những công việc "thầm lặng" nhưng không kém phần vất vả của những người thợ đường dây, trạm biến áp thuộc các đơn vị truyền tải điện khu vực miền Tây (Công ty Truyền tải điện 4).

Với đặc thù của những người thợ truyền tải miền ‘sông nước", họ đang ngày đêm nỗ lực vượt qua những khó khăn về địa hình, thời tiết, đặc biệt là quản lý, vận hành lưới điện truyền tải trong mùa nước nổi góp phần đưa dòng điện sáng quốc gia đến với bà con nhân dân các tỉnh khu vực miền Tây Nam Bộ.

Ứng dụng khoa học công nghệ quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Trạm biến áp (TBA) 500kV Ô Môn (Truyền tải điện miền Tây 1) hiện có công suất 1800 MVA và là điểm nút quan trọng góp phần truyền tải nguồn điện lên lưới điện quốc gia từ miền Đông sang miền Tây.

Đồng thời TBA này tiếp nhận, cung cấp điện cho các tỉnh khu vực miền Tây Nam Bộ như Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang. Mỗi năm, sản lượng điện truyền tải từ lưới điện 500kV về miền Tây của TBA này khoảng 900 -1000MW.

Ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng trạm 500 kV Ô Môn cho biết, "TBA này được xây dựng từ năm 2009 và chính thức đi vào vận hành từ 2010. Hiện công suất truyền tải qua trạm đạt 75-80%. Có thời điểm quá tải, công suất đạt 100%".

Từ khi đi vào vận hành đến nay, TBA 500kV Ô Môn đã hành hoàn thành nhiệm vụ cung cấp điện cho miền Tây ổn định, không có sự cố hay ảnh hưởng đến truyền tải điện.

Trao đổi về công tác ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý vận hành TBA Ô Môn, ông Bình cho biết đội ngũ Kỹ sư, công nhân của trạm đều được quán triệt, hiểu rõ về ý nghĩa của việc ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong công tác quản lý vận hành giúp giảm lao động thô sơ, tăng năng suất lao động, vận hành chính xác, nhanh chóng và an toàn hơn.

Bước tiến trong ứng dụng khoa học công nghệ quản lý, vận hành lưới điện truyền tải vùng sông nước- Ảnh 2.

Tổ Thao tác lưu động ứng dụng công nghệ kiểm tra thiết bị TBA 220kV Châu Đốc, An Giang - Ảnh:VGP/ Toàn Thắng

Theo ông Bình, trước đây không có công nghệ, các đơn vị cấp 5 như trạm Ô Môn rất khó có thông tin từ trên Tổng công ty, nhưng giờ thì có thể nhanh chóng tiếp cận và xử lý thông tin.

"Bây giờ tất cả các thiết bị, thông tin tra cứu về điện đều có, hay hệ thống thông tin SCADA có thể nhanh chóng biết ngay ở đây ra sao để chỉ đạo, điều phối trực tiếp được. Công tác văn phòng d-ofice thì cũng vậy", Trạm trưởng 500kV Ô Môn cho biết thêm.

Cụ thể, TBA 500kV Ô Môn đã ứng dụng công nghệ phần mềm kiểm soát trạm, kiểm tra soi phát nhiệt, ứng dụng UAV để kiểm tra thiết bị trạm vừa chính xác, đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình quản lý vận hành.

Đội Truyền tải điện Ninh Kiều (Truyền tải điện miền Tây 1) đảm nhận quản lý 215 cột và 180 km đường dây 500kV, đối với đường dây 220kV có 926 cột và 256km đường dây.

Khối lượng đường dây lớn, là vùng sông nước nên công tác quản lý vận hành đường dây trong mùa mưa lũ gặp không ít khó khăn. Vào mùa mưa lũ, sóng to gió lớn, phải dùng xuồng, ghe di chuyển, kiểm tra từng vị trí cột, đặc biệt là các khoảng cột vượt sông mất nhiều thời gian,công sức và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Cùng với đó, mùa lũ dâng cao, người dân đánh bắt thủy sản cũng gây mất an toàn về khoảng cách, hành lang an toàn lưới điện truyền tải.

Đề cập đến công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong quản lý vận hành lưới điện, ông Huỳnh Văn Nam, Đội trưởng Đội Truyền tải điện Ninh Kiều cho biết: Để quản lý hành lang lưới điện truyền tải, Đội đã lắp camera ngoài công trường, một số điểm giao chéo trên cao tốc, có nguy cơ mất an toàn.

Đối với công tác quản lý, vận hành đường dây, bảo đảm hành lang tuyến đã thường xuyên được ứng dụng, sử dụng thiết bị UAV vừa góp phần phát hiện nhanh sự cố, vi phạm hành lang vừa góp phần bảo đảm an toàn cho người thợ, nâng cao năng suất lao động.

"Việc ứng dụng chuyển đổi số đã góp phần phát hiện, cập nhật hư hỏng, khiếm khuyết trên lưới rất nhanh và xử lý sớm", Đội trưởng Đội Truyền tải Điện Ninh Kiều nhấn mạnh.

Theo chân tổ công tác Đội Truyền tải điện Trà Vinh kiểm tra tiếp địa, tình trạng sạt lở móng trụ vị trí 189 đường dây đường dây 220 kV Duyên Hải – Mỏ Cày, ông Phạm Thành Nhị, Đội trưởng đội Truyền tải điệnTrà Vinh cho biết, vị trí 189 đang có hiện tượng sạt lở móng trụ. Vị trí móng trụ này nằm ngay dòng nước sông Cổ Chiên, xói thẳng vào móng cột làm đất đá lở đến dầm cột.

Theo ông Nhị, trong vận hành, vị trí này và một số vị trí lân cận nằm trên 2 con sông lớn. Trong các tháng mưa lũ anh em trong Đội phải thuê vận tải thủy, xà lan có tải trọng lớn để di chuyển ra kiểm tra.

"Trong mùa mưa lũ, khó khăn lớn nhất là thực hiện di chuyển lâu hơn, do có sóng to, gió lớn nên khó khăn trong tiếp cận, kiểm tra hiện trường", ông Nhị cho biết.

Hiện tại đơn vị đã sử dụng công nghệ Flycam để kết hợp kiểm tra hành lang đường dây và kết hợp camera nhiệt để kiểm tra mối nối cũng như khoảng néo.

"Sử dụng Flycam giúp giảm rất nhiều thời gian. Nếu như trước đây kiểm tra bình thường có thể phải mất 6 tiếng/ngày nhưng giờ chỉ còn 2- 3 tiếng là có thể hoàn thành", Đội trưởng Đội Truyền tải điệnTrà Vinh khẳng định.

Bước tiến trong ứng dụng khoa học công nghệ quản lý, vận hành lưới điện truyền tải vùng sông nước- Ảnh 3.

Nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được triển khai từ thực tế quản lý, vận hành - Ảnh:VGP/ Toàn Thắng

Nhiều sáng kiến kỹ thuật từ thực tế quản lý, vận hành

Trạm biến áp (TBA) 500kV Mỹ Tho (Truyền tải điện miền Tây 2) đóng vai trò quan trọng ở miền Tây nói chung. Trạm biến áp này góp phần giải tỏa công suất cho các NMNĐ Duyên Hải qua các đường dây 500kV Mỹ Tho đi Ô Môn, Mỹ Tho đi Đức Hòa kết nối TPHCM, Mỹ Tho đi Nhà Bè và 1 đường dây đi Vĩnh Long. Ngoài ra, trạm cũng là cung cấp phụ tải cho khu vực miền tây như Cao Lãnh, Mỹ Tho, Tiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh qua 2 máy biến áp 900MVA, 8 đường dây 220kV kết nối.

Trong năm 2023 – 2024, TBA này vận hành ổn định và không xảy ra sự cố. Đây cũng là TBA có nhiều sáng kiến cấpTổng công ty được đưa vào ứng dụng trong thực tế công tác quản lý vận hành và phát huy hiệu quả cao.

Đề cập đến vấn đề này, ông Trần Hữu Phước, Trưởng trạm 500kV Mỹ Tho cho biết "Trong 2023, trạm có 4 sáng kiến được cấp Tổng công ty duyệt, năm 2024 cũng đã trình 4 sáng kiến để xét duyệt".

Cụ thể như sáng kiến trong quá trình thao tác bị hư dao cách ly, nếu ngay thời điểm đó cắt điện xử lý thì không có thiết bị thay thế vì đây là phụ kiện nhập khẩu. Nếu phải chờ có thiết bị thay thế thì trả điện không kịp.

Trước thực tế này, các kỹ sư và công nhân của trạm đã tìm và gia công thiết bị thay thế để lắp đặt thay thế trong quá trình công tác, khắc phục để cung cấp điện đúng giờ. Sáng kiến này giúp không cần phải nhập khẩu thiết bị từ nước ngoài mà vẫn có thể thay thế.Vừa nhanh vừa tiết kiệm.

Sáng kiến chống chim, khu vực này nhiều chim về làm tổ, có thể gây hiện tượng phóng điện, qua tìm hiểu đặc tính các loài chim, TBA 500kV Mỹ Tho đã dùng mỡ bò chịu nhiệt để ngăn tình trạng này. Qua đó đã giúp ngăn ngừa hiện tượng phóng điện do chim gây ra.

Trong quá trình vận hành có thể phát hiện các khiếm khuyết trong máy cắt, lò xo có hoạt động hay không. Hiện nay trong thiết kế thì không có cảnh báo cho điều hành viên phát hiện kịp thời hư hỏng thiết bị. Từ thực tế, trạm đã có sáng kiến để khắc phục những bất cập này.

Sáng kiến thứ 4, trạm có 1 máy giám sát dầu online, trong thiết kế có bộ cảnh báo cho người quản lý, bằng hệ thống qua thiết bị gắn sim 3G, khi hệ thống giám sát dầu online hỏng hóc sẽ gửi tin nhắn để kịp thời phát hiện bộ phận hư hỏng đó.

Trong quá trình chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, vận hành lưới điện truyền tải, từ thực tế các đội đường dây, TBA của các đơn vị Truyền tải điện miền Tây đã không ngừng sáng tạo phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật góp phần quản lý, vận hành lưới điện truyền tải điện các tỉnh khu vực miền Tây ngày càng an toàn, ổn định và hiệu quả hơn.

Toàn Thắng