• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

“Cá chết do đâu” vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng!

(Chinhphu.vn) - Dù các ngành chức năng đã vào cuộc, nhưng nguyên nhân chính xác của hiện tượng cá chết hàng loạt ven biển miền Trung vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng để người dân yên tâm trở lại sản xuất và tiêu dùng hải sản.

24/04/2016 12:24

Cá chết dọc biển miền Trung. Ảnh: Vietnamnet

Cá chết do đâu?

Ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) được VTC dẫn lời cho hay, tình trạng cá chết được ngư dân phát hiện tại vùng biển một số xã thuộc Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vào ngày 6/4. Bốn ngày sau, hiện tượng tiếp diễn tại vùng biển xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình). Những ngày sau đó, liên tiếp các vùng biển Nhân Trạch (huyện Bố Trạch), Quang Phú và Bảo Ninh (TP. Đồng Hới), xã Hải Ninh ghi nhận tình trạng cá chết đồng loạt dạt vào bờ biển.

Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1), được nhiều báo dẫn thông tin, cho biết cá chết ở Hà Tĩnh do “môi trường nước bị ô nhiễm, có yếu tố gây độc trong môi trường”.

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho biết có thể khẳng định cá chết là do độc tố, nhưng để xác định loại độc tố thì địa phương không có đủ điều kiện giám định, cần các bộ ngành liên quan phải vào cuộc. Trong khi đó, Quảng Bình đã báo cáo lên các bộ nguyên nhân cá chết là do độc tố trong nước biển.

Ông Nguyễn Viết Nghĩa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu hải sản, được VTC dẫn lời, cho biết qua nhận định ban đầu, nguyên nhân độc chất mạnh gần như là chắc chắn, song chưa biết nơi nào phát tán.

Ngày 19/4, Tổng cục Thủy sản đã cử các đoàn làm việc tại các tỉnh. Cơ quan chức năng đã thu giữ 42 mẫu cá và gửi đi kiểm tra.

Ngày 22/4, Đoàn công tác liên ngành do Bộ TN&MT chủ trì đã trực tiếp vào làm việc, kiểm tra, lấy mẫu nước và cá chết để phân tích nhằm tìm ra nguyên nhân.

Trước nghi vấn của dư luận về việc cá biển chết có thể do chất thải công nghiệp từ khu công nghiệp Vũng Áng, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, được báo Thanh Niên dẫn lời, cho biết chưa thể kết luận được điều gì. Hiện phải chờ kết quả phân tích mẫu nước, mẫu cá và điều tra của cơ quan chức năng.

Còn ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ TN&MT, cho biết đến chiều 23/4, việc điều tra truy tìm nguyên nhân khiến cá biển chết vẫn đang được tiến hành nhưng không loại trừ do nước thải của doanh nghiệp thải ra biển.

Hiện tượng cá chết bất thường rõ ràng đã tác động rất lớn đến đời sống hằng ngày cũng như việc sản xuất, kinh doanh của nhiều người dân. Do đó, nếu chưa có câu trả lời rõ ràng từ cơ quan chức năng thì người dân không thể yên tâm trở lại sản xuất như khuyến cáo của các ngành chức năng được. Trong khi các cơ quan chức năng chưa có kết luận chính thức thì việc thông tin liên quan đến vụ việc cần thận trọng, tránh gây hoang mang, làm phức tạp thêm tình hình.

Đường ống, quy trình xả thải được cấp phép

Trước thông tin về đường ống xả thải khổng lồ của công ty Formosa chạy ngầm dưới đáy biển, ông Võ Tuấn Nhân, được báo Vietnamnet dẫn lời, cho hay: Quy trình xả thải của Formosa đã được Bộ TN&MT cấp phép theo đúng quy định pháp luật.

Hệ thống của công ty Formosa công khai chứ không phải dấu giếm, đường ống nằm dưới mực nước biển 17 m, đường kính hơn 1 m, theo quy định khi xả thải thì toàn bộ nước thải phải được xử lý. "Tôi khẳng định Formosa được phép xả thải", ông Nhân nói.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ TN&MT cũng cho biết thêm, việc được phép xả thải, được phép chạy đường ống ngầm với việc nước thải có chất gây hại môi trường hay không là hai chuyện khác nhau. Việc này đang được kiểm tra.

Đại diện một số đơn vị của Bộ TN&MT cho biết, ở thời điểm cấp phép, chất lượng nước thải của Formosa đạt tiêu chuẩn. Ba tháng một lần, mẫu nước thải công ty này được kiểm tra và đều đạt chuẩn (theo báo Tuổi trẻ).

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân

Liên quan đến vụ việc này, ngày 22/4, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh và các cơ quan liên quan (Công an, Bộ đội Biên phòng…) kiểm tra, làm rõ các thông tin nêu tại bài báo “Nghi vấn ống xả thải khổng lồ dưới biển Vũng Áng” được đăng trên báo Thanh Niên, nếu đúng, yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, đồng thời đề xuất giải pháp xử lý, khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT, UBND 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân, đề xuất giải pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước tình hình hải sản chết bất thường này.

Phó Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT hướng dẫn UBND các tỉnh bị ảnh hưởng trong việc phối hợp với các cơ quan chuyên môn Trung ương xác định nguyên nhân; thu gom, xử lý số lượng cá chết không để ô nhiễm môi trường; thống kê thiệt hại, hỗ trợ khôi phục sản xuất, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cũng đã chỉ đạo khẩn việc khảo sát hiện trường, lấy mẫu nước, phân tích, xác định nguyên nhân cá chết. Bộ trưởng cũng giao Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân trực tiếp chỉ đạo, làm việc sớm xác định nguyên nhân để nhanh chóng tìm ra các giải pháp giải quyết tình hình nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và đồng thời không ảnh hưởng đến các các hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt trong mùa du lịch đang tới gần.

Bộ NN&PTNT cũng gửi công văn hỏa tốc cho UBND các tỉnh, trong đó nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm dưới mọi hình thức; khẩn trương tổ chức thu gom cá chết và tiêu hủy theo quy định để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an, Bộ Công Thương cũng đã vào cuộc.

Ngày hôm nay (24/4), đoàn công tác do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dẫn đầu sẽ vào Hà Tĩnh làm việc.

T. Minh (tổng hợp)