• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các biện pháp để thoát nạn khỏi đám cháy

(Chinhphu.vn) – Ông Trần Phong Lâm (Hà Nội) hỏi, tại các khu chung cư hoặc nhà cao tầng, khi xảy ra cháy, nổ ở trong nhà và ngoài hành lang tòa nhà thì làm cách nào để thoát khỏi đám cháy?

22/05/2024 07:02

Về vấn đề này, Bộ Công an trả lời như sau:

Khi xảy ra cháy, nổ tại trong nhà và ngoài hành lang của toà nhà thì cần áp dụng các biện pháp sau để thoát nạn khỏi đám cháy:

- Nhanh chóng di chuyển ra khỏi căn hộ bị cháy, khi mở cửa phòng để thoát nạn phải kiểm tra nhiệt độ của cửa phòng bằng mu bàn tay, nếu nhiệt độ không quá nóng thì mới được mở cửa và tiếp tục di chuyển ra thoát ra ngoài ra hành lang, vào buồng thang theo biển chỉ dẫn ký hiệu "EXIT" đến nơi an toàn; chỉ được dùng thang bộ, tuyệt đối không được dùng thang máy để thoát nạn. Trên đường di chuyển thoát nạn cần thông báo và nhấn nút báo cháy khẩn cấp để mọi người trong tòa nhà biết;

- Trường hợp cháy ở ngoài hành lang, khói, lửa bao trùm cửa chính ra vào căn hộ và cửa căn hộ có nhiệt độ quá nóng thì không thoát nạn qua cửa đó mà phải chèn bịt kín cửa đó lại, tiếp cận đến khu vực cửa sổ, ban công và gọi điện thoại 114 thông báo hoặc sử dụng khăn, áo vải vẫy, kết hợp với hô to để mọi người biết vị trí của mình; nếu trường hợp ở trên tầng thấp có thể dùng đồ vải nối lại hoặc thang dây, dây thả chậm, dây thừng để leo xuống đất. Tuyệt đối không được nhảy từ tầng quá cao xuống đất nếu không có sự hướng dẫn của lực lượng cứu hộ. Tuyệt đối không chen lấn, xô đẩy, hỗ trợ lẫn nhau để thoát ra ngoài an toàn.

- Kỹ năng mở cửa: Trước khi mở cửa, chú ý quan sát xung quanh, kiểm tra nhiệt độ cánh cửa, tay nắm cửa. Nếu không thấy khói, lửa, nhiệt độ không nóng, cúi thấp người, mở cánh cửa một cách từ từ để thoát ra khỏi phòng.

- Kỹ năng di chuyển an toàn: Tuyệt đối không được chen lấn, xô đẩy có thể dẫn đến chấn thương và nguy hiểm đến tính mạng nhiều người; nếu phải đi qua các khu vực bị khói bao phủ, cần hạ thấp trọng tâm kết hợp sử dụng khăn, vải mềm thấm ướt bịt vào mũi để hạn chế hít phải khói, khí độc; trường hợp bắt buộc phải băng qua lửa, sử dụng chăn, áo khoác dày… thấm ướt nước, trùm lên người rồi thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm; trường hợp bị lửa tác động dẫn đến bén cháy quần áo, nhanh chóng di chuyển ra khỏi khu vực đám cháy rồi dừng lại, nằm xuống đất (hoặc sàn), lấy hai tay che mặt và lăn qua lăn lại cho đến khi ngọn lửa được dập tắt.

Ngoài ra, có thể tham khảo các biện pháp thoát nạn tại nhà chung cư, nhà cao tầng và cứu một số biện pháp, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên website của Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ theo đường link sau:

http://canhsatpccc.gov.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/1198/id/12105/language/vi-VN/Default.aspx

http://canhsatpccc.gov.vn/ArticlesList/tabid/192/cateid/1198/language/vi-VN/default.aspx

Chinhphu.vn