|
Công nhân tham gia dây chuyền sản xuất tại nhà máy sản xuất giày ở Tangerang, Indonesia |
Ông Wanandi cho biết, đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty Indonesia đã tăng gần gấp 3 lần trong năm 2011, từ 2,7 tỷ USD năm 2010 lên 7,7 tỷ USD, trongđó chủ yếu vào các nước ở châu Á, châu Mỹ và châu Phi.
Trong cùng kỳ, đầu tư trong nước của các doanh nghiệp Indonesia chỉ tăng 25%, từ6,7 tỷ USD lên 8,4 tỷ USD.
Phó chủ tịch APINDO Hariyadi Sukamdani cho hay, các doanh nghiệp Indonesia đã mởrộng mạnh mẽ sự hiện diện ở châu Phi, nhất là trong các lĩnh vực dầu khí và khai mỏ, với hiệu suất đầu tư cao hơn nhiều so với ở trong nước.
Hai quan chức đều lưu ý rằng, việc các công ty Indonesia tăng cường đầu tư ra nước ngoài một phần còn do những trở ngại thông thường trong môi trường đầu tưtrong nước, sự không chắc chắn về mặt pháp lý, chi phí sản xuất cao do cơ sở hậu cần và hạ tầng còn thiếu và yếu. Đây chính là những vấn đề mà chính phủ rất cần quan tâm giải quyết và cải thiện.
Theo Viện Khoa học Indonesia (LIPI), chi phí vận chuyển tại Indonesia trung bình chiếm tới 30% tổng chi phí sản xuất do cơ sở hạ tầng yếu kém, so với tỷ lệ tươngứng chỉ khoảng 12% ở Trung Quốc.
Chưa kể chi phí lao động tại Indonesia đang gia tăng do cuộc đấu tranh của người lao động trong cả nước đòi tăng lương tối thiểu.
Mới đây nhất, APINDO đã buộc phải đồng ý tăng 23% mức lương tối thiểu ởTangerang, Bekasi, sau khi hàng chục ngàn công nhân ở Bekasi, Tây Java, biểu tình phong tỏa giao thông ở Jakatar-Cikarang./.