Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Thông báo của Bộ Ngoại giao nước chủ nhà (SRE) cho biết trong hai ngày 18 và 19/2, tại khu du lịch biển Los Cabos thuộc miền Bắc Mexico, hội nghị ngoại trưởng các nước thành viên Nhóm G-20 sẽ thảo luận về những thách thức toàn cầu trong một nỗ lực tìm ra phương thức giúp chủ nghĩa đa phương hoạt động có hiệu quả nhất.
Với đầu đề “EC hết sức lo ngại về nền kinh tế Bỉ,” bài đăng trên trang mạng Flandersnews cho biết Ủy ban châu Âu (EC) thông báo rằng họ đang theo dõi chặt chẽ nền kinh tế Bỉ.
Cơ quan Thống kê quốc gia Italy (ISTAT) ngày 15/2 xác nhận nền kinh tế lớn thứ ba Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) này đã bị rơi vào suy thoái do sự sụt giảm về các hoạt động công nghiệp và sự trì trệ trong khu vực dịch vụ.
Theo Tân Hoa xã, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 15/2 cho biết FED dự báo kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục trì trệ trong những quý tới do bị tác động của một loạt yếu tố bất lợi, như nhu cầu tiêu dùng nội địa sụt giảm và cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Theo số liệu vừa công bố của Chính phủ Nhật Bản, kinh tế nước này quý IV/2011 đã giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2010, tồi tệ hơn mức dự báo giảm 1,4% của các nhà kinh tế, do xuất khẩu giảm sút vì chịu ảnh hưởng của trận lụt nghiêm trọng ở Thái Lan, triển vọng ảm đạm của nền kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.
Quốc hội Hy Lạp đã thông qua dự luật “thắt lưng buộc bụng” để đổi lấy gói cứu trợ thứ 2 từ EU và IMF.
Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, các nền kinh tế ASEAN năm 2012 sẽ tiếp tục giữ đà phát triển tốt đẹp.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vừa cho biết, quốc gia này sẽ điều chỉnh hợp lý chính sách kinh tế trong năm nay, động thái có thể làm gia tăng hy vọng về khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang tăng trưởng chậm lại.
Theo Chủ tịch Hiệp hội các nhà sử dụng lao động Indonesia (APINDO) Sofjan Wanandi, trước tình trạng thị trường trong nước dần trở nên bão hòa, các doanh nghiệp nước này đang tích cực tìm kiếm thị trường mới thông qua việc mở rộng hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, đặc biệt là ở Việt Nam, Campuchia và Trung Quốc.
Liên đoàn công nghiệp Anh (CBI) ngày 13/2 đã hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế Anh từ 1,2% năm 2012 và 2,2% năm 2013 xuống lần lượt 0,9% và 2%, kèm theo lời cảnh báo triển vọng kinh tế vẫn chịu tác động của cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng euro (Eurozone), đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2012.
Hãng sản xuất máy bay Boeing và hãng hàng không Indonesia Lion Air đã chính thức ký một thỏa thuận kỷ lục vào ngày thứ Ba (14/2) trị giá 22,4 tỷ USD mua bán 230 máy bay.
Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) đang tập trung kêu gọi đầu tư vào 2 lĩnh vực chính là logistics và công nghiệp phụ trợ, nhằm phát huy lợi thế hệ thống cảng biển, tạo ra sản phẩm công nghiệp để tái cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố báo cáo cho thấy các nền kinh tế thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2012 sẽ tiếp tục giữ đà phát triển.
Bất chấp dự báo tăng trưởng kinh tế 5% của Chính phủ Philippines, kim ngạch xuất khẩu của nước này vẫn giảm 6,9% trong năm 2011, mức giảm từng được Hội đồng phát triển xuất khẩu (EDC) của nước này dự báo.
Theo Tân Hoa xã, Bộ trưởng Công thương Malaysia Mustapa Mohamed ngày 10/2 cho biết, năm 2011, Trung Quốc lần đầu tiên trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này.
Trong một thông cáo báo chí, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard and Poor's (S&P) ngày 10/2 đã hạ bậc xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Ai Cập từ B+ xuống còn B do dự trữ ngoại tệ của nước này giảm mạnh và tình hình chính trị bất ổn.
Bất chấp kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu gia tăng, thâm hụt thương mại, cả hàng hóa và dịch vụ, của Mỹ với thế giới trong tháng 12/2011 vẫn đạt mức cao kỷ lục.
Ngày 11/2, sau các cuộc làm việc với giới doanh nghiệp khai mỏ, Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia đã quyết định cấm xuất khẩu quặng kim loại bắt đầu từ năm 2014.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 1% và tin tưởng các bên sẽ tìm được giải pháp cho vấn đề nợ nần ở Hy Lạp - nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).