• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các trường hợp được đổi tên cho con

(Chinhphu.vn) - Ông Trần Văn Phát (gtphat@...) hỏi: Con trai tôi tên là Trần Gia Linh, sinh ngày 20/2/2012, đăng ký khai sinh tại Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Do tên con tôi dễ bị nhầm lẫn với tên con gái nên nay vợ chồng tôi muốn đổi lại tên cho con. Vậy, con trai tôi có được đổi tên khai sinh không, nếu được thì thủ tục như nào?

15/04/2014 08:02
Ảnh minh hoạ

Về vấn đề này, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội giải đáp như sau:

Khoản 1 Điều 36 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định, phạm vi thay đổi, cải chỉnh hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch bao gồm: "Thaỵ đổi họ, tên, chữ đêm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh, nhưng cá nhận có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự”.

Theo đó, tại Điều 27 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quyền thay đổi họ, tên như sau:

Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

- Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó.

- Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt.

- Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con.

- Thay đổi họ  cho con từ họ của cha sang họ của mẹ  hoặc ngược lại.

- Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình.

- Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính.

- Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.

Như vậy, trong trường hợp ông Phát có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự thì đây sẽ là căn cứ để có thể thay đổi tên của cháu bé. Thẩm quyền thay đổi tên của cháu bé trong trường hợp này là UBND cấp xã – nơi cháu bé đã đăng ký khai sinh trước đây căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định thẩm quyền thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.

Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.

Chinhphu.vn