• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các trường hợp được xem xét, xác nhận liệt sĩ

(Chinhphu.vn) – Theo phản ánh của ông Vũ Văn Nhất (Hải Phòng), ông Nhất có người bác đã hy sinh tại chiến trường. Giấy tờ và huy chương gia đình không giữ được nên không đủ điều kiện đề nghị công nhận liệt sĩ. Hiện gia đình chỉ còn một số giấy tờ và giấy báo tử.

28/07/2016 09:20

Vừa qua, gia đình ông Nhất đã tìm thấy mộ của bác ông tại nghĩa trang Quảng Trị. Ông Nhất hỏi, gia đình ông có thể làm hồ sơ công nhận liệt sĩ cho bác ông được không?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Thủ tục xác nhận liệt sĩ được quy định tại Điều 4 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, theo đó những trường hợp hy sinh từ ngày 31/12/1994 trở về trước, nếu đã được ghi trong Giấy báo tử trận; Huân chương; Huy chương; Giấy chứng nhận đeo Huân chương; Giấy chứng nhận đeo Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang; danh sách liệt sĩ lưu trữ tại các trung đoàn và tương đương trở lên; lịch sử Đảng bộ cấp xã trở lên được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản; báo cáo hàng năm từ trước năm 1995 của các cấp uỷ đảng được lưu giữ tại cơ quan có thẩm quyền của Đảng là liệt sĩ thì được xem xét, xác nhận liệt sĩ.

Ngoài ra, những trường hợp hy sinh trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, nếu có danh sách liệt sĩ lưu tại cơ quan, đơn vị có ghi tên người hy sinh, hoặc giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận là liệt sĩ hoặc hy sinh trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu hoặc đã được chính quyền và nhân dân suy tôn đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ nơi hy sinh, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31/12/1994 trở về trước thì được xem xét xác nhận liệt sĩ theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng.

Thẩm quyền cấp giấy báo tử và lập hồ sơ xác nhận liệt sĩ được quy định tại Điều 18 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ. Theo đó, nếu người hy sinh là quân nhân, công nhân viên quốc phòng do cơ quan quân đội cấp giấy báo tử và lập hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ.

Chinhphu.vn