Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Tuy nhiên, theo ý kiến của lao động nữ này, năm 2021 sẽ thực hiện Bộ luật Lao động mới, theo đó, tuổi nghỉ hưu của lao động nữ sẽ cộng thêm 4 tháng nên đến tháng 10/2021 lao động này mới đủ tuổi về hưu. Do vậy, người lao động đề nghị được giải quyết chế độ dôi dư trước 1 năm theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.
Bà Nhung hỏi, với trường hợp của lao động nữ nêu trên, công ty bà phải vận dụng giải quyết chế độ thế nào cho đúng?
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22/7/2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu thì người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21/4/1998 hoặc trước ngày 26/4/2002 tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản mà trên 59 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 54 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật BHXH năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 1/1/2016), theo Khoản 4 Điều 54 của Luật BHXH năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 1/1/2016 trở về sau) và được hưởng thêm chế độ sau:
- Không bị trừ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;
- Hỗ trợ 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng BHXH.
Căn cứ nội dung bà Phạm Thị Nhung hỏi thì công ty bà cổ phần xong vào tháng 9/2020, tuy nhiên bà chưa nói rõ thời điểm công ty phê duyệt phương án cổ phần hóa, thời điểm phê duyệt phương án sử dụng lao động, vì vậy không có căn cứ để trả lời bà. Đề nghị bà liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hà Nội để được hướng dẫn.