Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ngày 27/5/1987, Nhà máy in Chiến Thắng đã ký quyết định tiếp nhận ông Liệu vào làm công việc chạy máy (ngành máy PXI). Tháng 5/2020, ông được làm thủ tục nghỉ hưu theo quy định.
Khi giải quyết chế độ nghỉ hưu BHXH tỉnh Kiên Giang tính lương hưu của ông là cả quá trình đóng BHXH mà không phải tính 5 năm cuối.
Ông Liệu hỏi, trường hợp của ông tiền lương để làm căn cứ tính chế độ nghỉ hưu được tính 5 năm cuối hay tính cả quá trình đóng BHXH?
Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 3, Điều 20 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì mức bình quân tiền lương đóng BHXH đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo Khoản 3, Điều 62 của Luật BHXH và Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mbqtl = (Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định) / Tổng số tháng đóng BHXH.
Trong đó:
Mức bqtl: Mức bình quân tiền lương.
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 20 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH thì đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 1/1/1995:
Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 60 tháng.
Chinhphu.vn