• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng

(Chinhphu.vn) - Ông Trần Lộc Thái (antoni_nhatrang@...) hỏi: Bố tôi làm nghề khoan khai thác đá, nghỉ việc hưởng lương hưu vào năm 2004, lúc 56 tuổi. Bố tôi đã tham gia BHXH được 27 năm 7 tháng, hiện hưởng lương hưu bằng 71% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Như vậy có đúng quy định không?

29/10/2013 08:11
Ảnh minh hoạ

Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội giải đáp ông Thái như sau:

Khoản 1, Điều 50 Luật BHXH quy định, người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

- Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Mức lương hưu hàng tháng

Khoản 1 Điều 52 Luật BHXH quy định, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Quy định về nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại

Tại Mục 1, Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định công việc khoan khai thác đá bằng búa máy cầm tay là công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có điều kiện lao động loại V:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

 

Điều kiện lao động loại V

2

- Khoan khai thác đá bằng búa máy cầm tay.

- Làm việc trên các sườn núi đá, công việc nặng nhọc, nguy hiểm ảnh hưởng của bụi, ồn và rung rất lớn.

 

- Vận hành khoan xoay cầu, khoan búa ép hơi

- Làm ngoài trời, nguy hiểm, tiếp xúc thường xuyên với ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần

Trường hợp bố ông Trần Lộc Thái làm nghề khoan khai thác đá, là công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định nêu trên.

Vào năm 2004, bố ông Thái 56 tuổi, có 27 năm 7 tháng đóng BHXH, nếu đã có đủ 15 năm làm nghề khoan khai thác đá, thì được nghỉ việc hưởng lương hưu theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 50 Luật BHXH.

Căn cứ khoản 1 Điều 52 Luật BHXH, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như sau:

Số năm đóng BHXH của bố ông Thái là 27 năm 7 tháng, số tháng lẻ là 7 tháng được tính là 1 năm, nên số năm đóng BHXH để tính hưởng lương hưu là 28 năm.

- 15 năm đầu tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;

- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bố ông Thái là: 45%  26% = 71%.

Như vậy BHXH giải quyết cho bố ông hưởng lương hưu hàng tháng bằng 71% mức bình quân  tiền lương tháng đóng BHXH là đúng quy định.

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng, Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật