• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cách tính thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp?

(Chinhphu.vn) – Bà Nguyễn Thị Bình (TPHCM) có 2 sổ BHXH 2 số khác nhau, 1 sổ đóng BHXH từ tháng 1/2009 đến tháng 9/2009, 9 tháng đóng BHTN nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sổ thứ 2 đóng BHXH từ tháng 2/2016 đến tháng 8/2018 đã hưởng trợ cấp 3 tháng thất nghiệp.

11/08/2023 14:02

Bà Bình hỏi, bà muốn gộp 2 sổ BHXH với nhau thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà được tính như thế nào? Có được tính bảo lưu 9 tháng chưa hưởng năm 2009 không hay chỉ bảo lưu 3 tháng lẻ để cộng đủ 36 tháng ở lần hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2018? Nếu bị cắt thì theo quy định nào?

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 18, khoản 1 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Khoản 3 Điều 41, Khoản 1 Điều 45, Khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm năm 2013; Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về BHTN; hướng dẫn tại Điểm b Tiết 1.1 Khoản 1 Điều 27; Khoản 2 Điều 29 Văn bản hợp nhất số 922/VBHN-BHXH ngày 5/4/2023 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Người lao động tham gia BHXH, BHTN sẽ được cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp sổ BHXH duy nhất để theo dõi việc đóng, hưởng BHXH, BHTN; là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Trường hợp người lao động có từ 2 sổ BHXH trở lên thì phải thực hiện gộp sổ BHXH theo đúng quy định.

- Thời gian đóng BHTN để xét hưởng BHTN là tổng các khoảng thời gian đã đóng BHTN liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng BHTN cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thời gian đóng BHTN bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng BHTN trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng BHTN.

Trường hợp của ông có 1 sổ BHXH tham gia từ tháng 1/2009 đến tháng 9/2009 có 9 tháng đóng BHTN nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp và sổ BHXH thứ 2 có thời gian tham gia từ tháng 2/2016 đến tháng 8/2018 đã hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp thì đề nghị ông liên hệ cơ quan Bảo hiểm xã hội để được gộp sổ BHXH và bảo lưu thời gian đóng BHTN theo quy định của pháp luật.

Chinhphu.vn