• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cách xác định mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp

(Chinhphu.vn) - Ban quản lý rừng trên địa bàn tỉnh của ông Thái Vĩnh Bình được xác định là đơn vị tự chủ tài chính một phần chi thường xuyên thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 14/2016/NĐ-CP và Thông tư số 145/2017/TT-BTC.

24/12/2024 09:02

Tuy nhiên, khi thanh tra hồ sơ, chứng từ và số thu tiền dịch vụ môi trường rừng tại đơn vị thì số thu thực tế cao hơn tổng các khoản chi hằng năm.

Nhưng mỗi năm đơn vị chủ quản cấp trên của ngành vẫn tổng hợp và lấy ý kiến cơ quan tài chính cùng cấp bổ sung kinh phí chi thường xuyên từ nguồn ngân sách Nhà nước (8,76 tỷ đồng) với lý do các ngành xác định mức độ tự chủ của đơn vị là 27%.

Đoàn thanh tra căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 145/2017/TT-BTC xác định mức độ tự chủ tài chính của đơn vị là 95,2%. Theo đó, ngân sách chỉ cấp hỗ trợ chi thường xuyên là 0,6 tỷ đồng.

Còn nếu tính theo số thực tế thu được thì đơn vị đảm bảo chi thường xuyên trên 100%, ngân sách Nhà nước không cấp hỗ trợ cho đơn vị.

Ông Bình hỏi, việc các ngành tự xác định mức độ tự chủ như nêu trên có đúng định pháp luật không? Số tiền đề nghị ngân sách cấp bù là 8,76 tỷ đồng có phù hợp hay không? Trường hợp đơn vị không báo trung thực số thu thực tế thì bị xử lý vi phạm hành chính theo văn bản pháp luật nào?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Do thông tin ông cung cấp chưa nêu rõ đơn vị sự nghiệp công lập đang ở mức độ tự chủ nào? Xác định, xây dựng và thẩm định phương án tự chủ giai đoạn nào? Vì vậy, Bộ Tài chính không có cơ sở để trả lời cụ thể.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2021; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2022). Theo đó:

- Nghị định số 60/2021/NĐ-CP đã quy định cụ thể nguồn tài chính của đơn vị; chi thường xuyên giao tự chủ, không giao tự chủ; phân phối kết quả tài chính trong năm đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư (nhóm 1); Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên (nhóm 3); Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (nhóm 3); Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (nhóm 4).

- Thông tư số 56/2022/TT-BTC quy định: 

"Điều 4. Phân loại mức tự chủ tài chính và xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công:

1. Đơn vị sự nghiệp công được phân loại theo mức tự chủ tài chính quy định tại Điều 9 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, gồm: Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (sau đây gọi là đơn vị nhóm 1); Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 2); Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 3); Đơn vị do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 4).

2. Xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên

Các đơn vị sự nghiệp công thực hiện xác định mức độ tự bảo đảm chi thường xuyên theo công thức như sau:

Mức tự bảo đảm chi thường xuyên (%) = (A/B)*100%

Trong đó:

a) A là tổng các khoản thu xác định mức tự chủ tài chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, bao gồm:

- Nguồn thu từ cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định);

… - Nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước) từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước; từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật;

- Nguồn thu phí được để lại chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;

… - Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có)

b) B là tổng các khoản chi xác định mức độ tự chủ tài chính theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP (trong đó bao gồm cả các khoản chi để thực hiện nhiệm vụ đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, chi thực hiện các chính sách miễn, giảm học phí theo quy định, chi thường xuyên phục vụ dịch vụ thu phí theo quy định).

Một số nội dung chi xác định như sau:

- Chi tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo lương và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định theo số lượng người làm việc được giao hoặc số lượng vị trí việc làm được phê duyệt; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc (nếu có);

… - Chi hoạt động chuyên môn; chi quản lý; chi bảo trì, bảo dưỡng tài sản thường xuyên, chi mua sắm đảm bảo hoạt động thường xuyên từ nguồn kinh phí giao tự chủ (không bao gồm các khoản chi theo dự án/đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt bố trí kinh phí thường xuyên không giao tự chủ) và các khoản chi thường xuyên khác;

Các khoản chi xác định mức độ tự chủ tài chính (B) không bao gồm các khoản chi thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân;

c) Các khoản thu, chi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này được tính trên cơ sở dự toán thu, chi tại năm kế hoạch xây dựng phương án tự chủ tài chính để trình cấp có thẩm quyền, có xét đến các yếu tố biến động do thay đổi chính sách, chế độ của Nhà nước, khả năng chi trả của các đối tượng thụ hưởng, tác động khách quan do thiên tai, dịch bệnh và các biến động kinh tế - xã hội bất thường khác. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo theo đúng quy định của pháp luật và dự kiến về yếu tố biến động do thay đổi chính sách, chế độ của Nhà nước, thiên tai, dịch bệnh, điều kiện kinh tế - xã hội.

3. Nguyên tắc xác định mức ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên giao tự chủ năm đầu thời kỳ ổn định: Căn cứ dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn định, cơ quan quản lý cấp trên xác định mức ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên giao tự chủ năm đầu thời kỳ ổn định đối với đơn vị trực thuộc nhóm 3 và nhóm 4 theo nguyên tắc bằng phần kinh phí còn thiếu giữa B và A (=B-A) quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này nhưng tối đa không vượt quá tổng dự toán chi thường xuyên đã được cấp có thẩm quyền giao trong năm của cơ quan quản lý cấp trên".

Do đó, đề nghị ông căn cứ tình hình thực tế của đơn vị và các quy định nêu trên để xác định phương án tự chủ tài chính cho phù hợp với quy định hiện hành.

Việc thực hiện xử phạt vi phạm lĩnh vực hành chính thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các văn bản hướng dẫn Luật và quy định pháp luật có liên quan.

Chinhphu.vn