• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cải cách hành chính: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan

(Chinhphu.vn) – Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính, cần xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của năm nay và những năm tiếp theo. Người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp phải chịu trách nhiệm về hiệu quả tổ chức thực hiện công tác này.

05/05/2014 15:11
Ảnh minh họa

Trong thời gian qua, công tác cải cách hành chính đã đạt những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, công tác xây dựng, ban hành văn bản còn chậm, chưa bảo đảm tốt yêu cầu triển khai thi hành luật, pháp lệnh. Tình trạng nợ đọng văn bản có xu hướng tăng; một số văn bản chưa bảo đảm chất lượng, nội dung còn thiếu tính khả thi, chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật...

Đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp Vụ, cấp phòng

Tại cuộc họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các cơ quan tập trung cải cách thể chế, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc triển khai Hiến pháp năm 2013.

Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ cấp bách: Triển khai xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong thi tuyển công chức; đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp Vụ, cấp phòng; thực hiện thí điểm chế độ thực tập, tập sự quản lý; tinh giản biên chế; đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ.

Đồng thời, tổ chức thực hiện có hiệu quả nhóm giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tiếp tục rà soát và quyết liệt triển khai các nhiệm vụ về cải cách thủ tục hành chính, chú trọng cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng, thuế, hải quan… Bảo đảm tiến độ triển khai Đề án tổng thể về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để tạo cơ chế quản lý dân cư hiệu quả hơn.

Phê phán hành vi quan liêu, nhũng nhiễu trên phương tiện thông tin

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng các đề án trong chương trình công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, trọng tâm là các đề án quan trọng liên quan đến hoàn thiện thể chế bộ máy hành chính theo tinh thần Hiến pháp 2013, các chủ trương, chính sách lớn đổi mới công vụ, công chức; trình Thủ tướng Chính phủ văn bản sửa đổi Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Bộ Tư pháp được giao phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ chuẩn bị tốt dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương; thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật kịp thời, bảo đảm chất lượng; tiếp tục tăng cường kiểm soát thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính để nâng cao chất lượng thể chế, cắt giảm gánh nặng hành chính cho cá nhân và tổ chức; công khai minh bạch quy trình thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước.

Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền giới thiệu các gương tốt, mô hình tốt về việc thực hiện cải cách hành chính đặc biệt là về cải cách thủ tục hành chính; phê phán những hành vi quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Thành lập đoàn kiểm tra đôn đốc công tác cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ cần phải bám sát Chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ giai đoạn 2011 - 2020 để chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, đúng tiến độ, chất lượng; thúc đẩy một số vấn đề đột phá trong cải cách hành chính, đặc biệt cần lựa chọn những vấn đề trọng tâm, cấp bách để ưu tiên triển khai; phát hiện mô hình mới, cách làm hay của các bộ, ngành, địa phương để đề xuất với với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện thí điểm, nhân rộng hoặc thể chế hoá để áp dụng chung trong cả nước.

Đồng thời, đổi mới phương thức hoạt động của Ban Chỉ đạo theo hướng tăng cường kiểm tra thực tế theo chuyên đề, thành lập các đoàn kiểm tra do thành viên Ban Chỉ đạo làm trưởng đoàn để kiểm tra, đôn đốc công tác cải cách hành chính của các bộ, ngành, địa phương; lựa chọn và nhân rộng những mô hình tốt, phê phán những bất cập, hạn chế; thúc đẩy mạnh mẽ việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước; tăng cường chức năng phản biện của Ban Chỉ đạo đối với một số vấn đề về thể chế, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công chức, công vụ và thủ tục hành chính.

Tuệ Văn