• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, nghỉ chế độ thế nào?

(Chinhphu.vn) - Ông Nguyễn Văn A có 16 năm 10 tháng công tác ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và có thể nghỉ hưu trước tuổi ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP.

20/09/2024 09:02

Hiện nay, ông Nguyễn Văn A không đủ tuổi tái cử Ủy ban MTTQ tỉnh nhiệm kỳ 2024-2029 và có nguyện vọng nghỉ, hưởng chế độ chính sách thôi tái cử theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP.

Vậy, ông Nguyễn Văn A có được nghỉ theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP để được hưởng chế độ hỗ trợ hay phải nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP để hưởng hưu trí thông thường?

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 26/2015/NĐ-CP, cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng thêm các chế độ tại Điều này nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên và có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi gửi cơ quan quản lý cán bộ.

Chinhphu.vn