• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Căn cứ giải quyết mua nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước

(Chinhphu.vn) - Hiện nay, việc xử lý tài sản nhà đất là tài sản công được thực hiện theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

10/09/2020 10:02

Theo ý kiến của cử tri tỉnh Thừa Thiên - Huế gửi đến Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, tại Khoản 5 Điều 63 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Trường hợp nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng để ở từ trước ngày 5/7/1994 mà không đủ điều kiện quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này và trường hợp bố trí sử dụng nhà ở từ ngày 19/1/2007 thì thực hiện giải quyết theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước”.

Bộ Xây dựng đã có Công văn số 296/BXD-QLN ngày 9/12/2019 hướng dẫn: “Quy định tại Khoản 5 Điều 63 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP thì đối với những nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước mà bố trí sử dụng từ ngày 19/1/2007 trở về sau được thực hiện giải quyết theo pháp luật về tài sản nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước (nay là pháp luật về tài sản công)”. Tuy nhiên hiện nay pháp luật về tài sản công chưa có quy định cụ thể giải quyết các trường hợp này.

Để có cơ sở thực hiện, cử tri đề nghị cần có quy định cụ thể đối với trường hợp nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước mà bố trí sử dụng từ ngày 19/1/2007 trở về sau mà người đang thuê ở có nguyện vọng mua nhà ở đó.

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời cử tri tỉnh Thừa Thiên – Huế như sau:

Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở đã quy định cụ thể về việc cho thuê, bán nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước được bố trí sử dụng từ trước ngày 19/1/2007 (ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước).

Đối với nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước được bố trí sử dụng từ sau ngày 19/1/2007 thì tại Khoản 5 Điều 63 Nghị định 99/2015/NĐ-CP đã quy định thực hiện giải quyết theo pháp luật về tài sản nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước (nay là pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công).

Hiện nay, việc xử lý tài sản nhà đất là tài sản công được thực hiện theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP đã có quy định các trường hợp tiếp tục quản lý hoặc sắp xếp, bán tài sản công.

Do đó, đối với các trường hợp bố trí nhà ở như cử tri tỉnh Thừa Thiên - Huế nêu thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công (như giải quyết di dời, hỗ trợ, bồi thường, tái định cư theo Khoản 1 Điều 13 hoặc thực hiện bán tài sản và chuyển quyền sử dụng đất theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo Khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ…).

Chinhphu.vn