• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cần kịp thời nâng cao chất lượng, hiệu quả quy trình xử lý thông tin ra quyết định chỉ đạo, điều hành

(Chinhphu.vn)- Quy trình tiếp nhận xử lý thông tin trợ giúp ra quyết định chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ bao gồm nhiều công đoạn có sự tham gia của nhiều người, nhiều bộ, ngành có liên quan.

01/11/2012 14:33

Quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ được thực hiện theo Luật do Quốc hội thông qua (năm 1996 sửa đổi năm 2002 và mới nhất là số 17/2008/QH10, ngày 03/06/2008). Trình tự, thủ tục, soạn thảo, thẩm định ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính do cơ quan có thẩm quyền ban hành không được mâu thuẫn với Luật.

Quy trình tiếp nhận xử lý thông tin trợ giúp ra quyết định chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ bao gồm nhiều công đoạn có sự tham gia của nhiều người, nhiều bộ, ngành có liên quan. Giữ vai trò rất quan trọng là Văn phòng Chính phủ (VPCP), cơ quan tham mưu tổng hợp cho Chính phủ, là đầu mối tiếp nhận, thu thập tổng hợp ý kiến đóng góp, phân tích đánh giá và đề xuất ý kiến tham mưu, trình cho Thủ tướng xem xét trước khi ký ban hành quyết định.

Công nghệ thông tin (CNTT) được người đứng đầu Chính phủ rất quan tâm sử dụng như một công cụ hữu hiệu trợ giúp cho quá trình xử lý thông tin ra quyết định. Các cuộc hội nghị truyền hình, họp trực tuyến của Chính phủ với các cấp chính quyền địa phương; các nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ  đều được công bố kịp thời trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Cổng TTĐT CP- www.chinhphu.vn). Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật đều được minh bạch công bố lấy ý kiến nhân dân trong khoảng 60 ngày (mục “Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo VBPL”) trên Cổng TTĐT CP và các phương tiện truyền thông khác. Các văn bản khi được ban hành chỉ có hiệu lực sau 45 ngày. Các cuộc đối thoại trực tuyến giữa lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương với nhân dân về các vấn đề quan trọng trong quá trình thực thi chính sách phát triển kinh tế-xã hội thường xuyên được tổ chức trên Cổng TTĐT CP (mục “Đối thoại trực tuyến” và mới đây bổ sung thêm mục “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời”).

Kênh thông tin phản hồi thu nhận những phản ánh, góp ý, hiến kế của nhân dân với các quyết sách của Chính phủ được tiếp nhận và đăng trên mục “Góp ý, hiến kế, phản hồi”. Chưa kể hàng ngày có hàng trăm thư của công dân, doanh nghiệp, quốc tế gửi qua hộp thư của Cổng TTĐT CP phản ánh những vấn đề quan tâm, bức xúc. Toàn bộ khối lượng thông tin rất lớn nêu trên đang được lưu trên kho dữ liệu của Cổng TTĐT CP để cho cộng đồng xã  hội và những người quan tâm tiếp tục khai thác.

Vậy thì tại sao quy trình, thủ tục ban hành quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với nhiều công đoạn được quy định có thể nói là rất chặt chẽ và minh bạch nhưng khi triển khai thực hiện lại dễ phát sinh những sai sót đến mức gây ra hậu quả rất nghiêm trọng mới được phát hiện?

Thực tiễn cho thấy, đa phần những sai sót có thể phát sinh nằm ở các khâu xử lý ra quyết định chỉ đạo, điều hành (lĩnh vực văn bản hành chính).

Rõ ràng chất lượng các quyết định phụ thuộc rất nhiều vào:

- Ý thức trách nhiệm trước pháp luật và đạo đức công vụ của các đơn vị trình văn bản đến (bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp), của các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ, ngành phối hợp kiểm tra, thẩm định);

- Trách nhiệm và ý thức phản biện, đóng góp ý kiến, của các cơ quan được nhận văn bản phát hành. Trong gần 300 địa chỉ nhận văn bản, ngoài các cơ quan đơn vị có liên quan còn có các cơ quan lãnh đạo, tham mưu của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các đoàn thể quan trọng (xem nơi nhận của các văn bản trong mục “Hệ thống văn bản” của Cổng TTĐT CP);

- Ý thức công dân tham gia đối thoại, khai thác, kịp thời góp ý, phản biện thông tin cho Chính phủ.

 Đặc biệt tại VPCP, khi mà mỗi ngày bình quân có khoảng 400 văn bản gửi đến Chính phủ và 100 văn bản phát hành ra (phần lớn mỗi văn bản nhân bản thêm gần 300 bản gửi đến các địa chỉ theo mục nơi nhận), còn hàng trăm thư điện tử được trao đổi xử lý qua hộp thư công vụ (mail.chinhphu.vn) gửi về, làm tải trọng công việc ra quyết định của Lãnh đạo Chính phủ rất nặng nề. Như vậy, ai cũng thấy chất lượng các quyết định của Thủ tướng Chính phủ đang phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực đạo đức công vụ của cơ quan tham mưu tổng hợp VPCP trong quá trình tiếp nhận, chọn lọc, tổng hợp, phân tích xử lý thông tin như thế nào.

Qua phân tích trên, ta sẽ thấy rất đồng cảm với sự chân thành của người đứng đầu Chính phủ khi đứng ra nhận trách nhiệm chính và xin lỗi trước Quốc hội, trước toàn dân về những sai sót của Chính phủ trong hoạt động chỉ đạo điều hành kinh tế-xã hội.

Cuối cùng, một yếu tố vô cùng quan trọng là với khối lượng thông tin khổng lồ cần xử lý hàng ngày như đã nêu, hệ thống các cơ quan hành chính cần tích cực hơn nữa trong đầu tư ứng dụng có hiệu quả CNTT.

Nếu không kịp thời nâng cao năng suất, tính minh bạch, kịp thời và hiệu quả trong quá trình khai thác, thu thập, phân tích, tổng hợp xử lý thông tin trong việc trợ giúp ra quyết định thì Chính phủ có cố gắng đến đâu và Thủ tướng có tài giỏi đến mấy cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm như đã để xảy ra vừa qua.

TS. Nguyễn Công Hóa