• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cần nhìn Vinashin bằng con mắt toàn diện

(Chinhphu.vn) - Tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 2/11, một số đại biểu (ĐB) đề nghị Quốc hội cần nhìn nhận một cách toàn diện, đầy đủ về vụ việc Vinashin.

02/11/2010 21:38

ĐB Võ Trọng Việt (tỉnh Sơn La) - Ảnh: Chinhphu.vn

ĐB Võ Trọng Việt (tỉnh Sơn La) thẳng thắn đề nghị QH, Chính phủ, trong tiến trình giải quyết cần thận trọng và “đừng vì nó mà làm rối rắm tình hình”.

Theo ĐB này, Đảng đã có thái độ kiên quyết, nghiêm túc. Bộ Chính trị đã có kết luận, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã làm. Chính phủ cũng đã có quyết sách tái cơ cấu để vực dậy Vinashin tiếp tục trả nợ, khôi phục và phát triển, đây là một quyết sách rất kịp thời của Chính phủ và cầu thị đối với nhân dân, ĐB Việt khẳng định.

Không đồng tình với cái nhìn từ vụ việc Vinashin mà làm giảm vai trò của các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước, ĐB Việt chia sẻ, vụ việc tại Vinashin là bài bài học đắt giá của đất nước nhưng phải nhìn nhận từ hai phía rằng, cũng có những Tập đoàn, Tổng Công ty kinh doanh tốt, hiệu quả, như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với mức thu ngân sách 30% cho đất nước....

ĐB Võ Trọng Việt đặt vấn đề “Nếu không có những Tập đoàn, Tổng Công ty làm tốt thì làm sao chúng ta có tiền của để xây dựng và giải quyết các vấn đề xã hội như những năm vừa rồi?”. ĐB bày tỏ: “Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Chính phủ, chúng ta sẽ vực dậy được Vinashin đồng thời lấy lại được niềm tin của nhân dân”.

Vẫn về Vinashin, ĐB Trần Bá Thiều (Hải Phòng) chia sẻ, Vinashin là bài học vô cùng quý báu để chúng ta tiếp tục phát triển các mô hình kinh tế. Cho rằng vụ việc Vinashin vẫn đang trong tầm kiểm soát “Nhiều ĐBQH vẫn chưa hình dung hết được về Vinashin”, “Vinashin hiện nay vẫn có nhiều con tàu đang được đóng mới, đang được xuất xưởng”, ĐB của Hải Phòng nói.

Không đồng tình với cách nhìn Vinashin u ám và thất vọng, ĐB thuộc ngành Công an nói: Cơ quan điều tra đã làm việc nghiêm túc và tất cả những cá nhân sai phạm đang được xử lý nghiêm minh. Ủy ban Kiểm tra Trung ương vẫn đang tiếp tục làm rõ trách nhiệm của những bộ, ngành liên quan. Trong tháng 11, Vinashin sẽ xuất xưởng con tàu 53 ngàn tấn.

ĐB này kiến nghị QH yêu cầu lãnh đạo Tập đoàn Vinashin báo cáo trước nghị trường QH và truyền hình trực tiếp để nhân dân và các ĐB hiểu đúng hơn về tình hình của Tập đoàn.

Khắc phục “lỗ hổng” luật pháp về DNNN

Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng (TP. Hồ Chí Minh) kiến nghị Chính phủ phải kiên quyết đặt doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong môi trường cạnh tranh chung, bởi đây là biện pháp hiệu quả nhất để cải thiện tình hình kinh doanh của các Tập đoàn kinh tế và Tổng Công ty Nhà nước.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh, vụ việc tại tập đoàn Vinashin đang được các cơ quan pháp luật điều tra, làm rõ. Việc lập hay không thành lập Ủy ban điều tra lâm thời của Quốc hội để điều tra về vụ việc này này cũng còn nhiều ý kiến khác nhau trong đại biểu Quốc hội, phải xem xét kỹ các quy định của pháp luật, bảo đảm đúng quy trình. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo Quốc hội vào phiên họp khác tại Kỳ họp này (Lê Sơn ghi).

Cho rằng cần tăng cường thiết chế giám sát đối với DNNN, ĐB Vũ Viết Ngoạn (Khánh Hòa) kiến nghị cần có cơ quan đầu mối quản lý giám sát vốn của nhà nước tại các Tập đoàn kinh tế và Tổng Công ty.

Giải thích về nội dung giám sát đầu tư và thực hiện chế độ báo cáo đầu tư của địa phương với các bộ ngành cơ quan Trung ương theo quy định của pháp luật đầu tư. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, hàng năm Bộ đều yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các Tập đoàn kinh tế Nhà nước báo cáo về nội dung này một cách cụ thể như thực hiện đầu tư và công tác bố trí vốn cụ thể cho từng dự án, công trình, từ đó có nhận xét, đánh giá. Qua công tác giám sát cho thấy khối các địa phương, bộ ngành báo cáo khá tốt nhưng khối DNNN thực hiện không đầy đủ. Điều này chính là do lỗ hổng của luật pháp, ĐB  Phúc nói.

Theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, doanh nghiệp Nhà nước là đơn vị sử dụng vốn nhà nước, nếu để mất vốn là Nhà nước mất vốn, nhân dân mất vốn vì đó chính là tiền thuế đóng góp của mỗi người dân. Vì vậy chúng ta phải có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn bằng các cơ chế chính sách, bằng các Nghị định.

Hiện nay, Chính phủ đang giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai nghiên cứu để xác lập lại vai trò của chủ sở hữu, cơ quan quản lý đại diện chủ sở hữu, lập lại trật tự đầu tư trong doanh nghiệp nhà nước… Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cũng cho biết.

Tái cấu trúc chứ không nên “đập phá” Vinashin 

Bên hành lang Quốc hội Trung tướng Lưu Phước Lượng, Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cho biết:

Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chúng tôi thấy Vinashin đã xúc tiến  nhiều hoạt động hợp tác, đầu tư tại nhiều tỉnh trong vùng. Một số dự án cụ thể của Vinashin ở đây, theo nội dung đã triển khai cho thấy sự cố gắng của Vinashin và được nhiều tỉnh, thành ủng hộ và phối hợp khá tốt. Tuy công tác ở vùng ĐBSCL nhưng chúng tôi vẫn có những thông tin trao đổi kịp thời về chuyển động ở các vùng miền và cả nước.

Chúng tôi cho rằng nếu triển khai đúng tiến độ, các dự án của Vinashin sẽ rất hữu ích và có tác động lớn đến những chuyển động KT-XH nói chung của cả vùng. Nói công bằng, những dự án ấy là thiết thực nhưng đang bị quá trình xử lý sai phạm làm ách lại, cũng gây thiệt thòi cho nhân dân ĐBSCL.

Bộ Chính trị, Trung ương cũng đã có kết luận xử lý những sai phạm đó và chỉ ra phương hướng tái cấu trúc  Vinashin. Cốt lõi vẫn là tái cấu trúc để có một tập đoàn công nghiệp và tàu thủy hoạt động một cách hiệu quả hơn trong thời gian tới, chứ không phải xử lý bằng cách “đập phá” nó vì những sai phạm. Đây mới là điều mà cả Trung ương và dư luận người dân quan tâm và sẽ tạo được sự đồng thuận chung. Tôi tin rằng, với quyết tâm của Đảng và Chính phủ thì thời gian tới một “Vinashin mới” sẽ nhanh chóng ổn định hoạt động và phát triển đúng phương hướng, góp phần vào sự phát triển chung của vùng ĐBSCL và cả nước.

Lê Sơn ghi

Vũ Hằng