• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cần thống nhất đầu mối cấp phép kiểm định an toàn lao động

(Chinhphu.vn) – Ông Huỳnh Văn Thạch, Công ty CP Kiểm định kỹ thuật Việt Nam phản ánh, trong lĩnh vực kiểm định an toàn lao động hiện nay thường xuyên thay đổi hệ thống các văn bản pháp luật dưới dạng thông tư, nghị định, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác quản lý, thực hiện.

18/04/2018 08:02
Theo ông Thạch, trước đây lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được giao cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là đầu mối thống nhất quản lý, cấp phép trên toàn quốc. Tuy nhiên, từ khi Nghị định số 44/2016/NĐ-CP được ban hành lại phân công thêm cho các Bộ khác với lý do là thiết bị đặc thù. Từ đó, mỗi Bộ lại có các Thông tư hướng dẫn riêng.

Doanh nghiệp từ chỗ chỉ xin 1 giấy phép cho lĩnh vực này nay phải đi xin ở nhiều bộ ngành khác. Thậm chí nhiều mục còn chồng chéo giữa các Bộ dẫn đến các thiết bị của một nhà máy cần kiểm định phải thuê đơn vị kiểm định được cấp phép ở nhiều Bộ ngành khác nhau hoặc nhiều đơn vị kiểm định cùng lúc gây khó khăn cho công tác thực hiện và quản lý của doanh nghiệp. Các chi phí cho việc xin giấy phép cũng tăng theo, doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian dẫn đến chi phí quản lý của doanh nghiệp tăng cao.

Ông Thạch cho rằng, lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn nên được hiểu là để “an toàn cho người lao động”, không nên diễn giải quá sâu vào công nghệ dẫn đến đặc thù của các Bộ ngành, gây khó khăn cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, ông Huỳnh Văn Thạch, Công ty CP Kiểm định kỹ thuật Việt Nam kiến nghị:

- Xem xét sửa đổi Nghị định số 44/2016/NĐ-CP cho phù hợp với tiêu chí rút bớt các điều kiện kinh doanh.

- Giao cho đầu mối 1 Bộ duy nhất quản lý, cụ thể là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cấp phép trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động như trước khi Nghị định số 44/2016/NĐ-CP được ban hành.

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ và Công văn số 174/TTg-KSTT ngày 2/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có phương án đề xuất với Chính phủ sửa đổi Nghị định số 44/2016/NĐ-CP để cắt giảm, đơn giản hoá điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Về kiến nghị của ông Huỳnh Văn Thạch, Công ty CP Kiểm định kỹ thuật Việt Nam đối với việc điều chỉnh phương án cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo hướng chỉ giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (hiện nay là 10 Bộ, ngành) là cơ quan duy nhất thực hiện, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tổng hợp ý kiến của Công ty và các đơn vị khác về nội dung này để báo cáo với Chính phủ xem xét quyết định.

Chinhphu.vn