• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản

(Chinhphu.vn) – Ngân hàng Nhà nước đề nghị khách hàng tiếp tục lưu ý nâng cao cảnh giác, bảo mật tuyệt đối thông tin mật khẩu và mã OTP giao dịch, không cung cấp cho bên thứ ba trong mọi trường hợp để bảo đảm an toàn giao dịch, phòng ngừa tội phạm lợi dụng chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

08/10/2021 11:20

Theo phản ánh của bà Nguyễn Mộng Thùy Linh (TPHCM), ngày 2/9/2021 bà có chuyển nhầm 450.000 đồng từ Ngân hàng Vietcombank (VCB) vào một số tài khoản bên Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB). Do không liên hệ được với VCB nên bà có đề nghị tra soát yêu cầu trên App và nhắn tin trên trang page của VCB. Sau đó, có một số điện thoại liên hệ lại với bà và cho biết là nhân viên hỗ trợ của ngân hàng, yêu cầu bà cung cấp số thẻ ngân hàng, ngày cấp.

Bà Linh cung cấp theo yêu cầu và nhận được tin nhắn của VCB, nhân viên ngân hàng đề nghị bà đọc mã OTP trên tin nhắn.

Sau khi cung cấp đủ như yêu cầu, bà đăng nhập lại tài khoản thì thấy số tiền 41.000.000 đồng trong sổ tiết kiệm của bà đã bị rút hết. Trong khi tình hình dịch COVID-19 căng thẳng, bà bị mất việc làm đã 3 tháng nay, số tiền này rất lớn đối với bà. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Linh đề nghị cơ quan chức năng xem xét, giải quyết trường hợp của bà.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

VCB không sở hữu và không sử dụng số điện thoại 024.399.25386 (số điện thoại do bà Linh cung cấp) để liên hệ với các khách hàng, đồng thời không yêu cầu các khách hàng phải cung cấp mật khẩu, mã OTP để phục vụ công tác tra soát giao dịch (nếu có).

Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng trong việc giả mạo thông tin là nhân viên ngân hàng để liên hệ, yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã OTP để chiếm đoạt tiền trong tài khoản đã được nhiều phương tiện truyền thông cũng như VCB nhiều lần cảnh báo tới các khách hàng trong thời gian qua, từ đó VCB luôn đề nghị khách hàng bảo mật thông tin mật khẩu, mã OTP để tránh bị các đối tượng lừa đảo đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Tại sao kê tài khoản thanh toán của khách hàng Nguyễn Mộng Thùy Linh đã hiển thị thông tin số tài khoản/số thẻ, tên người hưởng và ngân hàng phục vụ người hưởng số tiền 41.000.000 đồng bị chiếm đoạt. Để truy tìm đối tượng và lấy lại số tiền đã bị chiếm đoạt, đề nghị khách hàng khẩn trương thực hiện trình báo cơ quan công an có thẩm quyền để được thụ lý, điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật. VCB sẵn sàng hỗ trợ phối hợp với cơ quan điều tra, tố tụng theo yêu cầu phù hợp với quy định pháp luật.

Đề nghị khách hàng tiếp tục lưu ý nâng cao cảnh giác, bảo mật tuyệt đối thông tin mật khẩu và mã OTP giao dịch, không cung cấp cho bên thứ ba trong mọi trường hợp để bảo đảm an toàn giao dịch, phòng ngừa tội phạm lợi dụng chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Chinhphu.vn