• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cảnh giác với "quái chiêu" lừa đảo mới qua mạng xã hội

(Chinhphu.vn) - Trước thực trạng tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn vô cùng tinh vi như hiện nay, điều quan trọng nhất chính là việc người dân cần hết sức cảnh giác.

12/04/2023 16:34
Tiếp tục nâng cao cảnh giác với tội phạm lừa đảo qua mạng xã hội  - Ảnh 1.

Lực lượng công an đang điều tra làm rõ hành vi lừa đảo trên mạng xã hội

Cơ quan công an phát đi cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo tinh quái mới xuất hiện bằng cách "dụ" người bị hại nhấp đường link tham gia bình chọn cuộc thi ảnh, đối tượng lừa đảo đã dễ dàng chiếm đoạt được tiền.

Bà N.T.H (60 tuổi, trú ở phường Liên Bảo, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) nhận được tin nhắn messenger của một người bạn khoe việc cháu của người này tham gia một cuộc thi ảnh và được vào vòng bình chọn trên facebook; từ đó đề nghị bà H. nhấn vào đường link người bạn gửi kèm để “like” và chia sẻ bình chọn cho cháu.

Không chút nghi ngờ, bà H. làm theo rồi đi ngủ. Nhưng ngày và tối hôm sau, bà H. vô cùng bất ngờ khi thấy nhiều người quen gọi điện hỏi về việc bà vay tiền họ. Những người này nói rằng bà đã nhắn tin cho họ qua messenger để hỏi vay tiền và họ đã chuyển tiền vào số tài khoản bà gửi cho họ qua tin nhắn. Người ít thì vài triệu đồng, người nhiều đến 30 triệu đồng. Tổng số tiền họ đã cho bà H. vay là hơn 80 triệu đồng.

Hoảng hốt kiểm tra messenger của mình thì bà H. nhận thấy không đăng nhập facebook của mình được nữa. 

Cùng lúc này, bà H. cũng nhận được điện thoại cảnh báo từ người bạn đã nhắn messenger “khoe” cháu về việc người này đã bị “hack” facebook, đề nghị bà H. không nhấn vào đường link bình chọn hay làm theo những tin nhắn khác từ messenger. 

Lúc này bà H. mới hiểu khi bà nhấn vào đường link thì đã bị kẻ xấu chiếm đoạt quyền quản trị facebook. Từ đó, đối tượng đã mạo danh bà nhắn tin lừa vay tiền người thân, bạn bè.

Theo cơ quan công an, thủ đoạn chiếm quyền sử dụng tài khoản facebook cá nhân bằng cách lừa người dùng click vào các đường link giả mạo hay gắn thẻ vào các bài viết có chứa đường link độc hại đã xảy ra nhiều trong thời gian qua.

Thủ đoạn gửi đường link nhờ chia sẻ ảnh/video trong các cuộc thi chính là một dạng tương tự của loại tội phạm này do đối tượng phạm tội nắm bắt xu hướng tổ chức các cuộc thi bình chọn trực tuyến đang rất phổ biến hiện nay trên mạng xã hội.

Trước thực trạng tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn vô cùng tinh vi như hiện nay, cơ quan công an cảnh báo điều quan trọng nhất chính là việc người dân cần hết sức cảnh giác. 

Theo đó, tất cả các tin nhắn liên quan đến vay mượn tiền qua hình thức chuyển khoản đều phải được xác thực bằng các cuộc điện thoại kiểm chứng có độ dài khoảng 2 phút trở lên để tránh kẻ xấu mạo danh lừa đảo./.

Nhật Nam