• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cạnh tranh toàn cầu: Việt Nam đã tiến bộ nhưng chưa đủ

(Chinhphu.vn) – Diễn đàn Cạnh tranh Quốc gia trân trọng giới thiệu bài viết của GS. TSKH Nguyễn Quang Thái về vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu vừa được Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố.

04/09/2014 09:59

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) từ nhiều năm nay đã xếp hạng chỉ số năng lực canh tranh toàn cầu GCI. Năm nay, ngày 3/9/2014, WEF đã công bố thứ hạng cạnh tranh toàn cầu của 144 nước và vùng lãnh thổ.

Theo thang 7 điểm, Việt Nam có điểm cạnh tranh GCI là 4,23 đứng thứ  68, sau 5 nước ASEAN không thay đổi thứ hạng là Singapore 2; Malaysia 20; Thái Lan 31; Indonesia 34 và Philippin 52, nhưng Việt Nam xếp cao hơn 3 bậc so Ấn Độ 71 (tụt 11 hạng), khi nước này có những khó khăn về kinh tế trong quá trình chuyển đổi trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu.

So sánh với các nước kém cạnh tranh hơn trong ASEAN, Việt Nam đứng trên Lào 93 (tụt 12 bậc), Campuchia 95 (tụt 13 bậc), Myanmar 134 (tăng 5 bậc). Brunei năm nay không có mặt trong bảng xếp hạng vì thiếu thông tin (đồng thời có 4 nước không tham gia trong lần so sánh này là Ecuador, Bosnia & Herzegovina, Liberia và Benin đều có thứ hạng thấp hơn Việt Nam trong danh sách năm 2013/2014. Như vậy, trong bảng xếp hạng 2014/2015 đã giảm số nước có thông tin so sánh từ 148 nước xuống 144 nước).

Bảng xếp hạng một số nước theo WEF 2014/2015

Nếu so sánh về bước tiến bộ của Việt Nam, bản báo cáo năm 2014/2015 của WEF ghi nhận, thứ hạng của Việt Nam năm nay đã cải thiện thêm 2 bậc so với năm ngoái, cụ thể từng thông số trong 12 trụ cột về năng lực cạnh tranh toàn cầu là:

Đối với nhóm các nhu cầu cơ bản, thứ hạng cạnh tranh của 4 “trụ cột” lần lượt là: thể chế (3,51 xếp 92); kết cấu hạ tầng (3,74 xếp 81); môi trường kinh tế vĩ mô (4,66 xếp 75) và các lĩnh vực giáo dục tiểu học và y tế (5,86, xếp 61).

Điều đáng chú ý là tuy chúng ta phê bình nhiều yếu kém trong giáo dục, y tế, nhưng trong tương quan toàn cầu, giáo dục tiểu học và y tế Việt Nam vẫn có thứ hạng khá, đứng thứ 61, xếp thứ 3 trong các nước ASEAN, cao hơn cả Thái Lan (thứ 66), Indonesia (74), Lào (90), Campuchia (thứ 91), Philippines (thứ 92), Myanmar (thứ 117), chỉ thua thứ hạng của Singapore (thứ 3),  Malaysia (33). Với quyết tâm đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục, cũng như cải thiện y tế, nhất định trụ cột này sẽ được củng cố hơn nữa trong thời gian tới.

Đối với môi trường kinh tế vĩ mô, điều chúng ta đang kiên trì phấn đấu trong khó khăn, Việt Nam hiện đứng thứ 75 trên thế giới và thứ 6 trong ASEAN, thấp hơn Singapore (thứ 15), Thái Lan (thứ 19), Philippines (thứ 26), Indonesia (thứ 34), Malaysia (thứ 44),  nhưng cao hơn Campuchia (thứ 90), Myanmar (thứ 116), Lào (thứ 124). Điều này đòi hỏi Việt Nam cần tiếp tục kiên trì nỗ lực trong thời gian dài để vươn lên mạnh mẽ.

Đối với trụ cột về kết cấu hạ tầng, mà nước ta coi là một trong ba đột phá chiến lược, Việt Nam xếp thứ 81, hay là đứng thứ 5 trong các nước ASEAN, sau các nước Singapore (thứ 2); Malaysia (thứ 25); Thái Lan (thứ 48); Indonesia (thứ 56), hơn Philippines, Lào, Campuchia và Myanmar. Thứ hạng không cao, đòi hỏi Việt Nam nỗ lực hơn nữa trong dài hạn.

 Lĩnh vực thể chế được xem là khâu đột phá chiến lược, nhưng thứ hạng còn kém, chỉ đứng thứ 92 trên thế giới, và xếp thứ 6 trong ASEAN, còn được xếp kém cả Singapore (thứ 3); Malaysia (thứ 20); Indonesia (thứ 53); CHDCND Lào (thứ 63), Philippines (thứ 67); Thái Lan (thứ 84), chỉ hơn Campuchia (thứ 119) và Myanmar (thứ 127). Rõ ràng đây là khâu cần có đột phá mạnh hơn nữa.

Đối với nhóm các trụ cột về sử dụng hiệu quả nguồn lực, thứ hạng của Việt Nam còn khá thấp. Cụ thể:

- Giáo dục cao đẳng (thứ 96/144);

- Hiệu quả thị trường hàng hóa (thứ 78);

- Hiệu quả thị trường lao động (thứ 49) do dân số trẻ và ham hiểu biết;

- Phát triển thị trường tài chính (thứ 90) còn nhiều yếu kém trong tái cơ cấu;

- Sẵn sàng công nghệ (thứ 99), còn yếu kém, nhất là khu vực các doanh nghiệp nội địa;

- Quy mô thị trường là chỉ tiêu khá nổi, xếp thứ 34/144, với dân số đang có thu nhập tăng, nhưng còn xếp thua Indonesia (thứ 15); Thái Lan (thứ 22); Malaysia (thứ 26); Singapore (thứ 31), chủ yếu do yếu tố thị trường chưa đủ phát triển với thu nhập cao và phân bổ hợp lý giữa các tầng lớp cư dân.

Với hai trụ cột quan trọng của nền kinh tế phát triển cao hiệu quả là sự tinh xảo của kinh doanhđổi mới công nghệ sáng tạo (innovation), Việt Nam còn có thứ hạng khiêm tốn (tương ứng 106 và 87/144), đòi hỏi có những nỗ lực dài hạn trên con đường phát triển bền vững đất nước trong cạnh tranh và hội nhập sâu.

Tình hình tại Việt Nam được đánh giá gần như không đổi so với năm ngoái. Các tiêu chí có cải thiện gồm kinh tế vĩ mô (hạng 75), các tổ chức công (85), bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (104), độ hiệu quả của thị trường (91), chống tham nhũng (109), cơ sở hạ tầng – năng lượng (81), quy mô thị trường (34), thị trường lao động (49) và trình độ công nghệ (99). 

Trong thời gian tới, nhu cầu đổi mới và đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong cạnh tranh, tình hình còn có nhiều thách thức lớn hơn nữa. Những nỗ lực mà Việt Nam đang tiến hành về cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp chắc chắn sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước. Việt Nam đã cố gắng, cần cố gắng hơn nữa.

Châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá có năng lực cạnh tranh rất phân hóa. Khu vực này có 6 đại diện trong top 20 là Singapore (2), Nhật Bản (9), Hong Kong (Trung Quốc, 7), Đài Loan (Trung Quốc, 12), New Zealand (18) và Malaysia (20).

Tuy nhiên, châu Á cũng đóng góp 5 cái tên dưới top 100, dù các nước này đều thăng hạng trong năm nay. Đó là Nepal (102), Bhutan (103), Bangladesh (109), Myanmar (134), và Timor Leste (136). WEF nhận định ở phần lớn các nền kinh tế mới nổi tại đây, thách thức chung là giải quyết tình trạng thiếu hụt cơ sở hạ tầng, tăng kết nối trong khu vực, giảm thiểu quan liêu, tham nhũng và cải thiện độ hiệu quả của thị trường.

Đồng thời qua nghiên cứu báo cáo xếp hạng cạnh tranh lần này, có thể thấy các quốc gia đứng đầu đều có những yếu tố chung giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, là “tập trung vào việc phát triển, tiếp cận và tận dụng nhân tài sẵn có, cũng như chú trọng vào các khoản đầu tư có thể đẩy mạnh đột phá. Các khoản đầu tư thông minh, có mục đích này có hiệu quả nhờ phương pháp tiếp cận dựa trên sự phối hợp giữa khu vực nhà nước và tư nhân”.

Đồng thời, WEF cảnh báo kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều rủi ro, dù các nước đã cải tổ và nới lỏng  tiền tệ nhiều năm nay. Cơ quan này nhận thấy “việc thực hiện cải tổ không đều giữa các khu vực và trình độ phát triển khác nhau là thách thức lớn nhất trong duy trì tăng trưởng toàn cầu”. 

GS.TSKH Nguyễn Quang Thái
(Thành viên Hội đồng Quốc gia Phát triển bền vững
và Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia)