• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cấp xã mới ở Cần Thơ: Dịch vụ thông suốt, người dân hài lòng

(Chinhphu.vn) - Sau hơn một tuần triển khai vận hành chính quyền cấp xã tại TP. Cần Thơ, ghi nhận ban đầu cho thấy chính quyền cơ sở hoạt động ổn định, hiệu quả, người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ công, giảm thời gian và chi phí cho người dân.

08/07/2025 18:36
Cấp xã mới ở Cần Thơ: Dịch vụ thông suốt, người dân hài lòng- Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khảo sát hoạt động tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công phường Phú Lợi - Ảnh: VGP/LS

 Đồng bộ, gọn nhẹ, hiệu quả

Từ ngày 1/7/2025, TP. Cần Thơ chính thức thực hiện việc sáp nhập một loạt xã, phường trên địa bàn của 3 địa phương là Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng còn 103 xã phường mới.

Ngay sau khi sáp nhập, các xã, phường mới đã kiện toàn bộ máy tổ chức, phân công cán bộ công chức, bố trí nơi làm việc để duy trì hoạt động hành chính không bị gián đoạn. Ghi nhận tại phường Tân An, nơi vừa sáp nhập hai phường Tân An và Thới Bình, công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính được duy trì ổn định. Người dân không phải đi nhiều nơi như trước mà chỉ cần đến Trung tâm Phục vụ Hành chính công để làm các giấy tờ liên quan như hộ khẩu, đăng ký khai sinh, giấy chứng nhận đất đai, hộ tịch…

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, ông Trần Văn Nhanh, Chủ tịch UBND phường Phú Lợi (Sóc Trăng cũ) cho biết: Mong muốn nhất là nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân, được thể hiện qua các chỉ số về quản trị và hành chính công (PAPI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS)... Đồng thời, tạo dựng và nâng cao hình ảnh chính quyền thân thiện trong nhận thức của người dân, doanh nghiệp; xây dựng và duy trì môi trường lành mạnh, thân thiện, thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cấp xã mới ở Cần Thơ: Dịch vụ thông suốt, người dân hài lòng- Ảnh 2.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại phường Phú Lợi khi thực hiện tiếp nhận vả giải quyết thủ tục "phi địa giới hành chính" - Ảnh: VGP/LS

Đặc biệt, ngay trong tuần làm việc thứ 2, Phú Lợi là phường đầu tiên của Cần Thơ ban hành kế hoạch triển khai mô hình "Cà phê với nhân dân và doanh nghiệp" để lãnh đạo phường lắng nghe, đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Qua đó, xây dựng hệ thống chính trị "tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả" đáp ứng yêu cầu đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

"Việc này cũng có mục đích xây dựng chính quyền phục vụ, của dân, do dân và vì dân; nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ hành chính công theo hướng hiện đại, nhanh chóng, thuận tiện", Chủ tịch UBND phường Phú Lợi chia sẻ.

Một giải pháp nổi bật trong giải quyết TTHC cho người dân ở phường Phú Lợi là tạo ứng dụng mã QR để lấy số thứ tự giải quyết TTHC nhằm giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính đã trở nên nhanh chóng, tiện lợi và minh bạch hơn.

Với cách làm sáng tạo và với vị trí thuận lợi, cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng yêu cầu; đặc biệt là thực hiện nguyên tắc "phi địa giới hành chính", đó là người dân ở bất cứ xã phường trong thành phố đều được giải quyết thủ tục hành chính mà không phải về nơi cứ trú. Từ ngày đầu tiên vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Trung tâm Phục vụ Hành chính công phường Phú Lợi đã có rất đông người dân đến giao dịch hành chính. 

Kết quả từ ngày 01-08/7/2025, phường đã tiếp nhận và giải quyết khoảng 650 hồ sơ với 12 lĩnh vực hành chính; trong đó có khoảng 162 hồ sơ thuộc lĩnh vực phi địa giới hành chính được cán bộ tiếp nhận hướng dẫn và xử lý đảm bảo đúng quy định. Việc cắt giảm đầu mối hành chính, mọi thủ tục liên quan đều được giải quyết tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công phường Phú Lợi đã góp phần tạo sự hài lòng, đồng thuận của người dân đối với chủ trương thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp.

Số hóa thủ tục, giảm thời gian, chi phí, thủ tục

Một trong những chuyển biến đáng kể là người dân được hưởng lợi trực tiếp từ việc cắt giảm đầu mối hành chính – không còn tình trạng "chạy vòng" giữa các xã cũ vì ranh giới quản lý không rõ ràng. Nay mọi thủ tục liên quan đều được giải quyết tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công xã mới, đồng thời ứng dụng dịch vụ công trực tuyến đã được đẩy mạnh, giúp người dân nộp hồ sơ, theo dõi tiến trình xử lý thủ tục hành chính.

Theo đó, việc sáp nhập giúp tinh gọn bộ máy, giảm số lượng lãnh đạo, cán bộ, tiết kiệm ngân sách lương, đồng thời tạo điều kiện để tập trung đầu tư hạ tầng hành chính tốt hơn. Điều quan trọng là người dân cảm nhận được sự thay đổi tích cực, không bị xáo trộn cuộc sống, mà ngược lại, được phục vụ tốt hơn, tiết kiệm ngân sách để đầu tư phục vụ người dân được tốt hơn.

Một trong những yếu tố bảo đảm hoạt động hành chính không bị gián đoạn là hạ tầng công nghệ thông tin tại các xã/phường bước đầu được đầu tư số hóa. Trước thời điểm sáp nhập 3 địa phương, TP. Cần Thơ đã triển khai kế hoạch tập huấn cho cán bộ cấp xã thao tác đồng bộ phần mềm quản lý dân cư, đất đai, hộ tịch và các dịch vụ công trực công tuyến tại các trung tâm dịch vụ hành chính công cấp xã. Điều này giúp việc chuyển dữ liệu từ xã/phường cũ sang đơn vị hành chính mới diễn ra suôn sẻ, sử dụng dữ liệu điện tử không phải nhập tay lại hồ sơ.

Chia sẻ với Báo Điện tử Chính phủ, TS. Ngô Anh Tín, Giám đốc Sở KH&CN TP. Cần Thơ cho biết: Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành được triển khai thống nhất cho toàn thành phố Cần Thơ từ ngày 1/7/2025, gồm có: Văn phòng UBND thành phố; 15 Sở, ban ngành và các đơn vị trực thuộc; 15 đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố; 108 cơ quan, đơn vị; 103 UBND xã phường với 15.240 tài khoản người dùng. Hệ thống đã kết nối với hệ thống đăng nhập một lần (SSO) và thiết lập quy trình cho tất cả cơ quan, đơn vị đảm bảo gửi nhận văn bản điện tử liên thông 03 cấp từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp xã. Đồng thời, đã khắc phục, hoàn thiện Hệ thống, hỗ trợ sử dụng trong thời gian đầu đưa vào vận hành hệ thống.

Hiện tại, 100% các xã/phường mới sáp nhập đều có Trung tâm Phục vụ Hành chính công với máy móc hiện đại, nhân viên được tập huấn bài bản, được hướng dẫn kịp thời. Một số địa phương như quận xã… đã có sự giúp đỡ của cán bộ Thành đoàn Cần Thơ giúp đỡ người dân đến làm thủ tục trực tuyến tại các xã phường.

Cấp xã mới ở Cần Thơ: Dịch vụ thông suốt, người dân hài lòng- Ảnh 3.

Ngày 8/7, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Chí Hùng kiểm tra tình hình hoạt động tại xã Phụng Hiệp

Người dân vui vẻ, cán bộ linh hoạt

Một vấn đề được nhiều người dân quan tâm trước khi sáp nhập là liệu thay đổi địa giới, tên gọi có làm ảnh hưởng đến tâm lý người dân, đặc biệt với những địa phương có lịch sử lâu đời. Tuy nhiên, theo ghi nhận, tâm lý người dân ổn định, không có phản ứng tiêu cực. Một phần là nhờ chính quyền địa phương đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng, giải thích rõ lợi ích của việc sáp nhập, đảm bảo quyền lợi hành chính và pháp lý không thay đổi.

Ông Võ Tấn Dũng, 62 tuổi, cư dân phường Hưng Phú, chia sẻ: "Ban đầu tôi hơi ngại vì tên phường đổi, tưởng phải làm lại giấy tờ, sổ đỏ. Nhưng cán bộ xã xuống tận ấp giải thích, nói rõ giấy tờ vẫn có giá trị, tên gọi mới là để thuận lợi quản lý chung. Bây giờ tôi thấy yên tâm rồi".

Về phía đội ngũ cán bộ, bước đầu đã thích nghi khá nhanh với nhiệm vụ mới. Một số cán bộ dôi dư được điều động sang các phòng chuyên môn phù hợp hoặc tham gia đào tạo lại để tái bố trí hợp lý. Quan trọng là tinh thần chủ động, linh hoạt, không gây xáo trộn cho người dân.

Từ thực tế sau hơn một tuần triển khai, việc sáp nhập chính quyền cấp xã phường cho thấy sự đúng đắn, mang lại hiệu quả quản trị rõ rệt. Đây không chỉ là bài toán tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, mà còn là bước chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ, lấy người dân làm trung tâm.

Những ngày này, lãnh đạo TP. Cần Thơ đang tổ chức các đoàn đi kiểm tra, khảo sát thực tế vận hành chính quyền cấp xã, phường mới hiện nay. Qua đó, có chỉ đạo kịp thời để rút ra những bài học và điều chỉnh cần thiết cho giai đoạn tiếp theo. Mục tiêu không chỉ là "gộp lại cho đủ tiêu chí" mà là làm sao để mỗi xã, phường mới thực sự trở thành "chính quyền gần dân, vì dân phục vụ".

Bởi chính quyền xã tuy là cấp thấp nhất, nhưng lại là nơi người dân tiếp xúc nhiều nhất. Làm tốt ở cơ sở, nghĩa là làm tốt cho cả bộ máy hành chính nhà nước thông suốt, hiệu quả.

Lê Sơn